Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp cả năm 2021 tăng 4,82% so với năm 2020

Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%; quý IV tăng 6,52%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 4,09%; quý IV tăng 7,96%), đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,21% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 5,7% và khí đốt tự nhiên giảm 19,4%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất năm 2021 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với năm trước: Sản xuất kim loại tăng 22,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 10,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,6%; khai thác than cứng và than non tăng 9%; dệt tăng 8,3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 8,1%; sản xuất trang phục tăng 7,6%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,2%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 11,5%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 5,5%; khai thác quặng kim loại giảm 4,9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 so với năm trước tăng ở 48 địa phương và giảm ở 15 địa phương trên cả nước.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2021 tăng cao so với năm trước như thép cán tăng 33,5%; linh kiện điện thoại tăng 29,5%; xăng dầu tăng 14,4%; sữa bột tăng 13,1%; khí hóa lỏng LPG tăng 10,9%; sắt, thép thô tăng 10,5%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; ô tô tăng 9,1%; than sạch tăng 9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với năm trước: Tivi giảm 38,6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%; bia giảm 7,1%; dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7%; đường kính giảm 3,3%; thức ăn cho thủy sản giảm 3,2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2021 tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5% so với năm 2020 (năm trước tăng 3,3%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm ngày 31/12/2021 tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 25,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2021 là 79,1% (năm 2020 là 71,9%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 01/12/2021 tăng 1,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2% và giảm 2,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,2% và giảm 3,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,1% và giảm 1%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,8% và giảm 2,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,4% và tăng 3,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và giảm 0,5%./.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu 

Các tin liên quan