Trang chủ » BẮC GIANG – MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
  • Thứ tư, 08-07-2020 |
  • Tin tức sự kiện |
  • 3 Lượt xem

BẮC GIANG – MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

BẮC GIANG – MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Hưởng lợi từ bối cảnh xã hội sau thương chiến Mỹ – Trung và Covid – 19, Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư vào ngành bất động sản công nghiệp […]

BẮC GIANG – MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Hưởng lợi từ bối cảnh xã hội sau thương chiến Mỹ – Trung và Covid – 19, Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư vào ngành bất động sản công nghiệp lớn nhất từ trước đến nay.

Thực tế, Việt Nam trở thành điểm thu hút phát triển khu công nghiệp bởi đội ngũ lao động trẻ, chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định, và chỉ số tăng trưởng cao. Mỗi khu vực Bắc – Trung – Nam có những thế mạnh riêng, và đều sở hữu môi trường đầu tư hấp dẫn, nhưng khu vực miền Bắc, điển hình là Bắc Giang đang nổi lên là một môi trường đầu tư bất động sản công nghiệp lý tưởng cho các nhà đầu tư.

TẠI SAO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NÊN LỰA CHỌN BẮC GIANG?

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam; nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh – Singapore), tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 

Với diện tích tự nhiên: 3.895 km²; dân số trên 1,8 triệu người; Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 Thành phố; Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) 110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh 130 km.

LỢI THẾ TỰ NHIÊN:

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% – 80%.

CƠ SỞ HẠ TẦNG:

– VỀ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP: Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 06 KCN với tổng diện tích 1.460ha. Các KCN của tỉnh được quy hoạch ở những nơi rất thuận tiện về giao thông: 05 KCN quy hoạch dọc theo quốc lộ 1A và 01 KCN nằm tiếp giáp với KCN Yên Phong – Bắc Ninh. Hiện có 04 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 1.063ha (bao gồm: KCN Đình Trám; KCN Song Khê- Nội Hoàng; KCN Vân Trung; KCN Quang Châu); Còn lại 02 KCN đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục để thu hút đầu tư, trong đó KCN Hòa Phú hiện nay đang thực hiện bồi thường, GPMB; KCN Việt Hàn đã lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000.

– VỀ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP: Đến nay, tỉnh có 40 CCN (trong đó có 22 CCN đã doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích quy hoạch là 1.385 ha và được triển khai rộng khắp tại các huyện, thành phố. Các CCN đều được quy hoạch và triển khai tại các trục, tuyến giao thông thuận lợi của tỉnh (các tỉnh lộ, quốc lộ).

– VỀ CẤP ĐIỆN: Hệ thống lưới điện bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, và 22KV đảm bảo cung cấp điện ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh;

– VỀ CẤP NƯỚC: Được cung cấp bởi 2 nhà máy nước sạch Bắc Giang với công suất 165.000 m3/ngđ và Công ty CP Đầu tư hạ tầng ngành nước DNP Bắc Giang với công suất giai đoạn 1 là 25.000 m3/ngày, đêm, giai đoạn 2 là 59.000 m3/ngđ, có thể mở rộng lên 80.000 m3/ngđ, ngoài ra còn các nhà máy nước của một số khu, cụm công nghiệp đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

– VỀ GIAO THÔNG: Hệ thống giao thông thuận tiện gồm: Đường bộ, đường sông và đường sắt, trong đó: Đường bộ có 05 tuyến Quốc lộ gồm: QL1A (Đang nâng cấp xây dựng tuyến cao tốc đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn) nằm trong hệ thống đường bộ Xuyên Á (Asian Highway), QL31, QL37, QL279, QL17; Đường sông có Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam; Đường sắt có tuyến Hà Nội – Lạng Sơn (thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan); tuyến Kép – Lưu Xá (Thái Nguyên); tuyến Kép – Bãi Cháy (Quảng Ninh).

– CƠ SỞ ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ: Bắc giang có 01 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 6 trường Trung cấp và trên 90 cơ sở đào tạo nghề. Trung bình hằng năm các cơ sở đào tạo cung cấp khoảng 3.500 lao động có tay nghề cho thị trường lao động.

– CÁC DỊCH VỤ KHÁC: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet tốc độ cao đảm bảo cho việc liên lạc và  đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Có trên 18 hệ thống các hàng lớn, nhỏ, Bảo hiểm, Hải quan đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra trung tâm Logistics quốc tế Thành phố Bắc Giang cũng đang được triển khai xây dựng và sớm đi vào hoạt động.

– NGUỒN NHÂN LỰC:

Tỉnh Bắc Giang có nguồn nhân lực trẻ, năng động, có năng lực. Dân số trong độ tuổi lao động trên 1 triệu người, lao động qua đào tạo chiếm trên 60% lực lượng lao động trong độ tuổi. Bắc Giang hiện có 01 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 6 trường Trung cấp và trên 90 cơ sở đào tạo nghề. Trung bình hằng năm các cơ sở đào tạo cung cấp khoảng 3.500 lao động có tay nghề cho thị trường lao động.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ

Vùng động lực: Dọc theo tuyến Quốc lộ 1 và thành phố Bắc Giang, là nơi tập trung chính để kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, bao gồm các KCN nằm trên tuyến (KCN Quang Châu; KCN Song Khê – Nội Hoàng; KCN Việt Hàn; KCN S&G; KCN – Đô Thị – Dịch vụ Yên Lư) và các CCN được thành lập (Hoàng Mai, Tiên Hưng, Tăng Tiến, Việt Tiến,…), trung tâm logistics, dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, khách sạn, tài chính ngân hàng.

Vùng phía Tây: Trung tâm vùng là huyện Hiệp Hòa, vùng này với lợi thế giáp Bắc Ninh và Thái Nguyên, khu vực này sẽ được ưu tiên thu hút vốn FDI trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, các dự án công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho Tập đoàn Samsung vào các KCN (Châu Minh – Mai Đình; Xuân Cẩm- Hương Lâm, Hòa Yên); và các dự án chế biến nông, lâm sản, công nghiệp hỗ trợ vào CCN (Hợp Thịnh, Đoan Bái – Lương Phong, Việt Nhật); thu hút các dự án dệt may vào CCN Hà Thịnh.

Vùng phía Đông Bắc: Bao gồm các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, trong đó trung tâm của vùng là huyện Lục Ngạn. Đây là những địa bàn có lợi thế về diện tích đất nông, lâm nghiệp và các khu vực có điểm nhấn về sinh thái, tâm linh. Tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và khai khoáng; đặc biệt là các dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng, sinh thái tâm linh nhằm tạo chuỗi giá trị trong thu hút đầu tư phát triển du lịch (Hồ Khuôn Thần, Cao nguyên Đồng Cao, Hồ Cấm Sơn); các dự án sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Với tiềm năng phát triển các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu, hướng phát triển trong thời gian tới là thu hút các dự án phát triển sản xuất, chế biến nông, lâm sản vào các CCN đã thành lập và quy hoạch (Cầu Đất, Mỹ An, huyện Lục Ngạn; An Lập, Yên Định, huyện Sơn Động); phát triển các dự án điện gió tại các vị trí có điều kiện thuận lợi (Sơn Động, Lục Nam).

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ:

Ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi sau:

– Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa:

+ Không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước;

+ Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

– Thuế thu nhập Doanh nghiệp:

+ Thuế suất: 17% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;

+ Miễn Thuế: 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

– Miễn thuế Xuất nhập khẩu với Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu;

LÃNH ĐẠO TỈNH BẮC GIANG LUÔN CHÚ TRỌNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích lên tới gần 1.500ha – tập trung chủ yếu ở huyện Việt Yên, như KCN Vân Trung, KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Việt – Hàn. Với mục tiêu phát triển trọng điểm toàn tỉnh bằng nội lực, trong năm 2020 Bắc Giang đặt mục tiêu thu hút đầu tư với tổng số vốn lên đến 1 tỷ USD. 

Để đạt mục tiêu, Bắc Giang đã chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp thuận đầu tư.

Cùng đó, tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư và chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, quy hoạch và tạo vùng nguyên liệu để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư muốn đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

Tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng cải thiện điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn phục vụ thu hút đầu tư; đồng thời đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Hòa Phú…

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của tình hình Covid 19 – tổng mức đầu tư FDI của Bắc Giang cũng đạt gần 500 triệu USD đạt gần 50% kế hoạch năm của toàn tỉnh. Điều này cho phép Bắc Giang lạc quan sẽ cán đích 1 tỷ USD trong năm 2020. 

Từ những thành công trong việc thu hút FDI, IIP VIETNAM có thể khẳng định lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Bắc Giang cũng đang có những dấu hiệu khởi sắc với sự hiện diện của nhiều ông lớn trong và ngoài nước đang đón sóng đầu tư tại địa phương… Hiện tại, giá trị bất động sản công nghiệp tại Bắc Giang đang gia tăng nhờ các dòng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên gia nước ngoài; cán bộ chuyên viên trong và ngoài tỉnh liên tục được rót vào địa bàn tỉnh …

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đồng chí Nguyễn Văn Gấu chủ trì buổi làm việc.

Tập trung thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tháo gỡ vướng mắc tại các dự án trọng điểm

BẮC GIANG – Ngày 6/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả thực hiện việc sắp xếp đơn...

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn quy trình thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.

Hỗ trợ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công

(BBG)- Thực hiện chương trình chuyển đổi số, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ thanh toán...

Quang cảnh hội nghị.

Tập trung rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024

Sáng 05/11, đồng chí Mai Sơn – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2024. Dự hội nghị có đồng chí Lâm Thị Hương Thành – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các...

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa.

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1279/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điều chỉnh phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia, năng lượng và mạng lưới cấp điện Cụ thể,...

Các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang thu hút 513 dự án đầu tư.

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu...