Trang chủ » Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV năm 2021, dự báo quý I năm 2022
  • Thứ sáu, 31-12-2021 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 13 Lượt xem

Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV năm 2021, dự báo quý I năm 2022

Theo báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV, dự báo quý I năm 2022 được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 29/12/2021, điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý bao gồm 6.500 […]

Theo báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV, dự báo quý I năm 2022 được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 29/12/2021, điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý bao gồm 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 6.975 doanh nghiệp ngành xây dựng được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo và xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý IV/2021 là 5.707 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 87,8% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) và 6.209 doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 88,5% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra).

Báo cáo kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh gồm hai phần. Phần I: Xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phản ánh nhận định của doanh nghiệp về tổng quan chung hoạt động SXKD; Biến động của các yếu tố đầu vào (số lượng đơn đặt hàng, lao động, chi phí sản xuất, công suất sử dụng máy móc, thiết bị); Dự kiến kết quả đầu ra (khối lượng sản xuất, giá bán bình quân của một sản phẩm) và Biến động tồn kho (tồn kho thành phẩm, tồn kho nguyên vật liệu).

Phần II: Xu hướng SXKD ngành xây dựng, phản ánh nhận định của doanh nghiệp về tổng quan chung hoạt động SXKD; Biến động của các yếu tố đầu vào (lao động, tổng chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công); Hỗ trợ chính sách và tiếp cận vốn vay và kiến nghị của doanh nghiệp.

Việc chuyển hướng phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ đã có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ thể, có tới 75,1% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý IV/2021 so với quý III/2021 tốt lên và giữ ổn định (44,0% tốt lên và 31,1% giữ ổn định), chỉ còn 24,9% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn. Dự báo quý I/2022, tình hình tiếp tục khả quan hơn so với quý IV/2021 khi có tới 81,7% doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định (45,6% tốt hơn, 36,1% giữ ổn định), tỷ lệ doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống chỉ còn 18,3%.

Trong quý IV/2021, mặc dù dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đã bắt đầu khởi sắc trở lại.

Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng quý IV/2021 khả quan hơn quý III/2021 nhưng vẫn còn nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo. Có 52,4% doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD quý IV/2021 khó khăn hơn quý III/2021, 25,8% số doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD vẫn ổn định, chỉ có 21,8% số doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD thuận lợi hơn. Dự báo quý I/2022 so với quý IV/2021, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng khả quan hơn với 21,3% doanh nghiệp dự báo hoạt động SXKD thuận lợi hơn, 27,7% nhận định giữ ổn định và 51,0% dự báo khó khăn hơn.

Dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới được ban hành. Các doanh nghiệp xây dựng cũng đang dần khôi phục hoạt động SXKD. Việc đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng có thể dựa trên các chỉ số cân bằng. Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD của doanh nghiệp, các chỉ số cân bằng thành phần (chi phí sản xuất, sử dụng lao động) đánh giá về từng hoạt động SXKD cụ thể của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Theo Báo cáo, mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi rộng đã được dỡ bỏ, chiến lược phòng, chống dịch được chuyển từ trạng thái “Zero-Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có tác động tích cực đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nhưng hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng vẫn còn rất nhiều khó khăn: thiếu lao động có tay nghề, thiếu vốn, giá nguyên vật liệu tăng cao gây bất lợi lớn cho doanh nghiệp do đã ký hợp đồng xây dựng tại thời điểm giá nguyên vật liệu chưa cao.

Để các doanh nghiệp xây dựng có thể phục hồi và tiếp tục hoạt động SXKD trong thời gian tới, các nhà thầu xây dựng kiến nghị có các biện pháp nhanh chóng bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành xây dựng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn bằng cách tiếp tục kéo dài thời gian giảm lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ vay ngân hàng lãi suất thấp; thủ tục vay vốn ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Đồng thời, tạo điều kiện đấu thầu mở rộng; đẩy mạnh công tác giải ngân đầu tư công đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước để các công trình không bị gián đoạn thi công; gia hạn kiểm tra thuế để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp; miễn giảm thuế, phí, kéo dài thời gian nộp thuế, lệ phí; gia hạn, lùi thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp; giảm mức tính lãi chậm nộp thuế cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công, đơn giản hóa thủ tục trình tự cấp giấp phép xây dựng để các công trình, dự án được thi công đúng tiến độ, tạo lập nhiều kênh thông tin để lắng nghe và chia sẻ, phản hồi lại các ý kiến của doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp phát triển bền vững./.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...