Trang chủ » Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021
  • Thứ sáu, 31-12-2021 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 14 Lượt xem

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021

Tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Theo báo cáo, cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều […]

Tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo báo cáo, cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ. GVMCP tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước.

Cụ thể, có 1.738 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 31,1%), tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ); có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 13,6%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ); có 3.797 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 38,2%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD (giảm 7,7% so với cùng kỳ).

Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo ngành

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như GVMCP không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,7%, 28,1% và 16,7% tổng số dự án.

Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo đối tác

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Xinh-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Vốn đầu tư của Xinh-ga-po gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Xinh-ga-po có 01 dự án đầu tư mới và 01 trường hợp GVMCP có vốn đầu tư lớn. Riêng hai dự án này đã chiếm trên 49% tổng vốn đầu tư của Xinh-ga-po.

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt GVMCP. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021.

Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo địa phương

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Long An xếp thứ hai với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư, giảm 14,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (29,2%), số lượt dự án điều chỉnh (18,1%) và GVMCP (60,3%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút ĐTNN trong năm, song xếp thứ hai về số dự án mới (16,7%) và số lượt GVMCP (12,2%).

Ước tính các dự án ĐTNN đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trong năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm so với 11 tháng năm 2021.

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng trong cả năm 2021 và tăng 1 điểm phần trăm so với 11 tháng năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 245 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 218,3 tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ và chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong cả năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 26,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 25,5 tỷ USD.

Một số dự án ĐTNN lớn trong năm 2021

Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Xinh-ga-po), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021)./.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...