Trang chủ » Phó Thống đốc: Big 4 ngân hàng dứt khoát phải giảm tối thiểu 40% lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp
  • Thứ năm, 23-04-2020 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 24 Lượt xem

Phó Thống đốc: Big 4 ngân hàng dứt khoát phải giảm tối thiểu 40% lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết, sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước “hy sinh” khoản lớn lợi nhuận để góp sức hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Cho tới thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn đã […]

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết, sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước “hy sinh” khoản lớn lợi nhuận để góp sức hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Phó Thống đốc: Big 4 ngân hàng dứt khoát phải giảm tối thiểu 40% lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp

Cho tới thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn đã xuống mức thấp kỷ lục 4,5% -5%/năm, sau khi các ngân hàng tiếp tục mạnh tay tiếp tục cắt giảm lãi suất từ 2%-2,5% theo chỉ thị mới nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn giữa đại dịch Covid-19.

Dù vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm chi phí để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng gói chính sách tiền tệ từ 185 nghìn tỷ đồng lên 300 nghìn tỷ đồng.

Tại cuộc họp của Thủ tướng với các bộ và cộng đồng doanh nghiệp mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước “hy sinh” khoản lớn lợi nhuận để góp sức hỗ trợ doanh nghiệp.

“Những ngân hàng thương mại có vốn của Nhà nước năm nay dứt khoát phải giảm tối thiểu 40% lợi nhuận. Ví dụ Vietcombank năm ngoái đạt khoảng 22.000 tỷ tiền lãi thì năm nay phải giảm 30-40%, tức đóng góp ít nhất khoảng 7.000 tỷ dành cho vấn đề hạ lãi suất”, Phó Thống đốc nói.

Trước đó, bốn ngân hàng bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV đã đồng loạt đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp với quy mô lớn.

Tại cuộc họp cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại chiều ngày 31/3, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank  cho biết sẽ tiếp tục kéo dài chính sách giảm lãi suất 1 – 1,5%/năm đối với dư nợ hiện hữu đến hết ngày 30/9, thay vì hết tháng 4 như công bố trước đây.

Còn đối với khoản cho vay mới, Vietcombank cũng sẽ dành một gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2 – 2,5% so với hiện nay. Đặc biệt, lãi suất cho vay đối với các khách hàng sản xuất mặt hàng thiết yếu được giảm tối đa với mức áp dụng chỉ 4,5 – 5%/năm. Mức này thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động hiện nay.

Từ 01/4/2020 VietinBank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường có quy mô lên đến 60 nghìn tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây.

Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng không giới hạn quy mô như: Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp, Ưu đãi lãi suất cho vay cố định, Vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ,… với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2%-3%/năm so với thông thường.

Agribank thì công bố sẽ dành 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Chương trình được áp dụng cho các khoản vay giải ngân từ ngày 01/4/2020 đến thời điểm sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 hoặc đến khi giải ngân hết gói tín dụng 100.000 tỷ đồng.

Khách hàng là đối tượng của chương trình sẽ được áp dụng lãi suất thấp hơn 1% (đối với khoản vay bằng VND) và thấp hơn 0,5% (đối với khoản vay bằng ngoại tệ) so với lãi suất cho vay cùng loại.

Còn tại BIDV, bên cạnh việc cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng này còn giảm đến 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến thu nhập.

Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.

Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.

Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.

Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này, BIDV dự kiến giảm khoảng từ 2.400 đến 3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.

Theo: Trần Thúy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...