Ngành Công Thương cần tiếp tục đột phá về thể chế chính sách, khơi thông nguồn lực để phát triển
Ngày 09/01, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Cùng dự có đại […]
Ngày 09/01, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của tỉnh.
Quang cảnh hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt là tác động nghiêm trọng, chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Cùng với cả nước, ngành Công Thương đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng hàng hóa có thời điểm bị đứt gãy, song sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng và duy trì mức tăng trưởng gần 5%, cao hơn cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục khẳng định vai trò động lực cho tăng trưởng của toàn ngành, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong năm với sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng sự phối hợp của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp… cung cầu hàng hóa đã được bảo đảm, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước cơ bản được giữ vững, cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân với giá cả tương đối ổn định.
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, đóng góp tích cực vào thành tích chung của toàn ngành. Trong năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm; ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng; tăng cường kiểm soát các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chất lượng và giá sản phẩm, an toàn thực phẩm…
Cùng đó, hoạt động thương mại điện tử được phát triển; hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, kết nối giao thương tại các địa phương được duy trì tốt, góp phần phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị Trung ương và lãnh đạo các địa phương đã thảo luận làm rõ những khó khăn, thách thức của ngành Công Thương trong năm qua. Đồng thời, thống nhất mục tiêu triển khai năm 2022 ngành Công Thương quyết tâm phấn đấu đạt các chỉ tiêu như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7 – 8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6 – 8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7 – 8%; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 – 9,1%.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành biểu dương, ghi nhận các kết quả đạt được của ngành Công Thương trong năm 2021, cùng với cả nước, ngành Công Thương đã nỗ lực, tích cực, chủ động và sáng tạo “vượt bão” đại dịch, “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu.
Năm 2022, tiếp tục dự báo là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, Để thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế.
Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, quy hoạch điện lực; rà soát lại cơ cấu ngành điện, có cơ chế điều phối điện, đầu tư cơ sở vật chất, sẵn sàng đi trước đón đầu đối với các dự án năng lượng tái tạo mặt trời; không để thiếu điện làm ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của Nhân dân, đáp ứng đủ điện sản xuất kinh doanh của các địa phương, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên quốc gia.
Với tinh thần “tiến công”, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị ngành Công Thương cần tiếp tục có những đột phá về thể chế chính sách, nhằm khơi thông mọi nguồn lực để phát triển KT-XH. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch Covid-19; Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH và Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công các Chương trình, nhiệm vụ đã đề ra.
Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục bám sát thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu phải được đánh giá toàn diện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; giải quyết hiệu quả giao thương hàng hóa, không để ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu như thời gian qua.
Phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu. Chú trọng phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại… bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp./.
Theo Bacgiang.gov.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...