GDP 9 tháng tăng 2,12%
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm nay thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là “thành công lớn”. Sáng nay (29/9), Tổng cục Thống kê họp báo công bố tình hình kinh tế – xã hội. Theo đó, tăng trưởng GDP quý III ước tính […]
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm nay thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là “thành công lớn”.
Sáng nay (29/9), Tổng cục Thống kê họp báo công bố tình hình kinh tế – xã hội. Theo đó, tăng trưởng GDP quý III ước tính đạt 2,62%, con số này cao hơn quý II (0,39%) nhưng vẫn thấp hơn quý I (3,68%). Kết quả này giúp GDP 9 tháng tăng 2,12%.
“Trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới, đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch, khôi phục và phát triển kinh tế”, báo cáo của Tổng cục Thống kê viết.
GDP 9 tháng tăng 2,12% |
Theo đánh giá của cơ quan thống kê, nền kinh tế đang từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện “bình thường mới”.
Trong quý III, các khu vực kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn quý II. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; còn dịch vụ tăng 2,75%. Tính chung 9 tháng đầu năm, các khu vực kinh tế tăng lần lượt 1,84%; 3,08% và 1,37%.
Ngoài ảnh hưởng từ Covid-19, tốc độ tăng thấp của khu vực nông nghiệp còn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch tả lợn châu Phi. Với khu vực công nghiệp, những lĩnh vực trọng tâm đều tăng thấp nhất giai đoạn 10 năm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 4,6%, còn ngành khai khoáng giảm 5,35% do sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm.
Khu vực dịch vụ cũng tăng thấp nhất nhiều năm do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch, tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực duy trì tăng trưởng dương. Trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng gần 5%, hoạt động tài chính – ngân hàng – bảo hiểm tăng 6,68%. Ngược lại, ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm hơn 17%.
Về tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp, số đơn vị thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng vẫn tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, chịu ảnh hưởng từ đại dịch nhưng đa số doanh nghiệp chọn tạm ngừng kinh doanh, thay vì rời khỏi thị trường. Theo cơ quan thống kê, số doanh nghiệp thuộc trường hợp này tăng tới 82%, đạt 38.700 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ thủ tục giải thể giảm 2,4%, còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể chỉ tăng 0,1%.
Theo khảo sát, gần 46% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá xu hướng quý cuối năm sẽ tốt hơn, 19% dự báo khó khăn và 35,4% dự báo ổn định.
Ngoài ra, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Theo cơ quan thống kê, ba nguyên nhân khiến chỉ số tiêu dùng tăng là việc điều chỉnh tăng học phí trong tháng 9, sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt tăng trong tháng 8 và giá gạo đi lên do nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Nguồn: Theo VnExpress (Báo Bắc Giang).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...