Bắc Giang: Vải thiều đang tiêu thụ thuận lợi, thu hoạch khoảng 70 nghìn tấn
(BGĐT)- Qua nắm bắt thực tế và báo cáo từ Sở Công Thương Bắc Giang, hiện nay hoạt động tiêu thụ vải thiều trên địa bàn tỉnh diễn ra khá thuận lợi, tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt khoảng 70 nghìn tấn, giá bán bình quân tính từ đầu vụ đến nay từ 20-48 […]
(BGĐT)- Qua nắm bắt thực tế và báo cáo từ Sở Công Thương Bắc Giang, hiện nay hoạt động tiêu thụ vải thiều trên địa bàn tỉnh diễn ra khá thuận lợi, tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt khoảng 70 nghìn tấn, giá bán bình quân tính từ đầu vụ đến nay từ 20-48 nghìn đồng/kg.
Thu hoạch vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở tổ dân phố Nhập Thành, thị trấn Chũ (Lục Ngạn). |
Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Lục Ngạn, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 34 nghìn tấn; Tân Yên hơn 15 nghìn tấn; Lục Nam gần 12 nghìn tấn; Yên Thế gần 8 nghìn tấn…
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, ngoài các thương nhân trong nước, hiện nay có 87 thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam đã cách ly 14 ngày, đủ điều kiện trực tiếp thu mua vải thiều ở các điểm cân trên địa bàn huyện. Vì thế, hoạt động thu mua, tiêu thụ vải thiều thuận lợi hơn. Giá vải Thanh Hà hôm nay (21/6) dao động từ 38-48 nghìn đồng/kg; vải chính vụ loại 1 dao động từ 29-36 nghìn đồng/kg, tăng 10 nghìn đồng/kg so với ngày hôm trước.
“Các thương nhân người Trung Quốc vẫn tiếp tục được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ, thường xuyên theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa bảo đảm cho tiêu thụ vải thiều”, ông Thi nói.
Được biết, hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 500 điểm cân, trong đó riêng huyện Lục Ngạn có hơn 365 điểm cân cố định. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện nay, một số công ty: TNHH Thương mại và Dịch vụ Rồng Đỏ, cổ phần Ameii Việt Nam, TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu… đã thu mua hơn 10 tấn vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore.
Nguồn: Báo Bắc Giang (Thành Nam).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...