Trang chủ » Bộ Công Thương tìm giải pháp vực dậy DN thời hậu COVID-19
  • Thứ hai, 27-04-2020 |
  • Tin tức sự kiện |
  • 14 Lượt xem

Bộ Công Thương tìm giải pháp vực dậy DN thời hậu COVID-19

Chiều 24/4, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ bàn về các giải pháp triển khai kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội.   Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp chiều 24/4. Ảnh: […]

Chiều 24/4, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ bàn về các giải pháp triển khai kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp chiều 24/4. Ảnh: VGP/Phan Trang.

DN đang khó khăn

Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, về tình hình sản xuất, từ tháng 4 ngành dệt may và da giày, chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu (EU) và Hoa Kỳ gặp khó khăn về thị trường. Đơn hàng sản phẩm điện tử cũng giảm nhiều; ngành ôtô các đại lý tạm thời đóng cửa còn sản xuất cầm chừng; ngành thép, bia rượu và thuốc lá đều có sụt giảm.

“Cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ vay ưu đãi, phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực ưu tiên. Đưa một số ngành ôtô, dệt may, da giày là lĩnh vực ưu tiên. Đặc biệt khi sự chuyển dịch chuỗi cung ứng được dự báo, cần phải tăng năng lực công nghiệp hỗ trợ để tham gia”, ông Trương Thanh Hoài đề nghị.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề sản xuất và xuất khẩu khẩu trang, Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, hiện năng lực sản xuất khẩu trang vải lên tới 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cũng như viện trợ nhiều nước. Tuy nhiên, năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp, nên việc tiêu thụ khó khăn, hiện lượng tồn kho từ số liệu của 20 doanh nghiệp lên tới 20 triệu chiếc.

Đối với khẩu trang y tế, năng lực sản xuất cũng được tăng lên nhưng hiện có vướng mắc do hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch trong nước vẫn còn thiếu 14 triệu chiếc (trong tổng số 60 triệu chiếc), gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu khẩu trang còn lại.

Ông Trương Thanh Hoài cho rằng, năng lực sản xuất lớn nhưng vướng mắc về cơ chế mà gây khó khăn chung. Do đó, kiến nghị với lượng khẩu trang thiếu thì cần triển khai mua theo cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn khẩu trang y tế.

Về hoạt động quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, cơ quan này đang tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn, vật tư y tế. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm.

Hoạt động thương mại điện tử trong thời gian này sôi động, thậm chí, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử còn cho biết “có những doanh nghiệp chưa từng bán hàng trực tuyến mà hiện nay đã tiến hành bán hàng trực tuyến trên mạng, trên các sàn giao dịch điện tử trong thời gian cách ly xã hội”.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thường xuyên kiểm tra, rà soát việc niêm yết giá nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm, gian hàng vi phạm và thông báo tới người bán về việc không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch  gây mất ổn định thị trường. Tính đến ngày 24/4/2020, các sàn thương mại điện tử đã xử lý gỡ bỏ tổng cộng khoảng 17.310 gian hàng và khoảng 34.480 sản phẩm vi phạm.

 

Việc xuất khẩu khẩu trang còn nhiều vướng mắc. Ảnh minh hoạ.

Đánh giá tình hình, lắng nghe nhu cầu của DN

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị trong ngành phải đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường, ngành hàng một cách thực tế nhất để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ cho DN, “không nói chung chung, không lạc quan quá hay bi quan quá trong tình hình hiện nay”.

“Các đồng chí phải có đánh giá cụ thể, bám sát tình hình thực tế, khẩn trương tổ chức hội nghị với hiệp hội, ngành hàng để nắm bắt nhu cầu của DN ngay đầu tháng 5/2020. Qua hội nghị chúng ta sẽ tổng hợp kịp thời, lắng nghe được vướng mắc của DN để báo cáo lên Chính phủ sớm nhất. Chú trọng các nhóm hàng ưu tiên như: dệt may, da giày, đỗ gỗ, đồ điện tử… để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ DN ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn”, Bộ trưởng nói.

Với mặt hàng khẩu trang, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đồng ý việc sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép đẩy mạnh xuất khẩu khẩu trang y tế cùng với khẩu trang vải trên cơ sở đề nghị dự trữ quốc gia mua vào và tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, lưu ý ngành công nghiệp cần chú trọng các sản phẩm mới về vật phẩm, bảo hộ y tế là rất lớn nên giờ phải tổ chức lại, khảo sát năng lực và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng năng lực sản xuất và đa dạng sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Về thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng yêu cầu một mặt, tiếp tục bám sát tình hình để khơi thông xuất khẩu qua tuyến biến giới đường bộ. Mặt khác, cần khẩn trương xây dựng kế hoạch để triển khai các nội dung thống nhất giữa Bộ trưởng Công Thương với Bộ trưởng Thương mại và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sớm đưa các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai nước vào thực hiện để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, tinh thần chung là thị trường trong nước phải là bệ đỡ cho tăng trưởng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường ngoài nước gặp khó khăn. Do vậy, cần phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn hậu dịch bệnh COVID-19. Theo dõi sát diễn biến của giá dầu thế giới do tác động của dịch bệnh để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với kịnh bản điều hành giá của Chính phủ. Thực hiện các hoạt động kết nối cung cầu để hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa trong nước.
 

Theo: Phan Trang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Song Mai – Nghĩa Trung

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Song Mai – Nghĩa Trung. Theo đó, Phó Thủ tướng chấp thuận chủ...

Tiếp và làm việc với Công ty Delta E&C Worldwide và Đoàn doanh nghiệp Hồng Kong – Ma cau – Thâm Quyến

Nhận được đề nghị của Công ty Delta E&C Worldwide và được sự cho phép của Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang, sáng ngày 21/01/2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Công ty Delta E&C Worldwide và...

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nghĩa Hưng, tỉnh Bắc Giang

Ngày 21/01/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 201/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nghĩa Hưng, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quy mô diện tích của dự án 148,68 ha –...

Default Image

Bắc Giang: Doanh nghiệp dành nguồn lực lớn chăm lo Tết cho công nhân

Hưởng ứng kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, công nhân lao động và chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện, Công đoàn các KCN tỉnh (đơn vị quản...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo hình thức trực tiếp...