Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, […]
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, ngày 2/10/2020.

Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng lớn, khắc phục mất nhiều công sức, tiền của; ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách mà không nước nào có thể tự làm một mình. Góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và làm phải có hiệu quả.
Trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết COP26, Thủ tướng đánh giá chúng ta đã làm tốt, đạt nhiều kết quả tích cực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong xây dựng thể chế, đào tạo nhân lực, tổ chức thực hiện, xác định và triển khai các chương trình, dự án, khắc phục hậu quả thiên tai.
“Chúng ta vẫn thúc đẩy được tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chính sách tiền tệ, tài khóa dần xanh hóa. Trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp của phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng”. – Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam nhận thức và hành động được thống nhất và tăng cường, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết.
Đồng thời, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, triển khai kịp thời các cam kết (nội dung cam kết và việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 đã được nhanh chóng lồng ghép, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lược, kế hoạch để triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương), điển hình là triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm, cam kết, triển khai các dự án cụ thể của các đối tác quốc tế; nhiều tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu với tiềm lực kinh tế, công nghệ cao, công nghệ ít phát thải khí nhà kính đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng khâu thực hiện, việc tham gia thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, đa số làm tốt nhưng còn một bộ phận làm chưa tốt. Các Nhóm công tác hỗ trợ thực hiện JETP đã được thành lập nhưng chậm triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các chính sách, quy định liên quan các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, chuyển đổi năng lượng nhìn chung còn hạn hẹp so với yêu cầu phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Do đó, cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26.
Để làm được điều này, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực, nhất là nguồn lực hợp tác công-tư, nguồn lực ngoài nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac xanh…
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sở Tài chính tổ chức Khóa đào tạo “Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1”
Nhằm nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn cho các doanh nghiệp, tổ chức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật, ngày 28/3/2025, Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương tổ...

Định vị Bắc Giang trong bản đồ hội nhập
Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và đạt nhiều kết quả nổi bật. Để đánh giá việc thực thi FTA của các địa phương, Bộ Công Thương đang...

UBND tỉnh Bắc Giang ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T
Chiều 27/3, UBND tỉnh Bắc Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển một số lĩnh vực. Dự lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy;...

Tiếp đoàn Công tác Bang Saxonia – CHLB Đức
Được sự cho phép của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 19/03/20205, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang (IPC Bắc Giang) đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn Công tác đến từ Bang Saxonia, CHLB Đức do Ngài Thomas Schmidt...