Trang chủ » ‘Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo’
  • Thứ năm, 14-03-2019 |
  • Tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp |
  • 19 Lượt xem

‘Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo’

Thứ trưởng Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, con số 8.100 MW điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch điện cho thấy lĩnh vực này đang rất hấp dẫn. Tại hội thảo phát triển năng lượng tái tạo hướng tới giảm thiểu các-bon ở Việt Nam ngày 12/3, ông Cao Quốc Hưng […]

Thứ trưởng Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, con số 8.100 MW điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch điện cho thấy lĩnh vực này đang rất hấp dẫn.

Tại hội thảo phát triển năng lượng tái tạo hướng tới giảm thiểu các-bon ở Việt Nam ngày 12/3, ông Cao Quốc Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ông Hưng dẫn chứng số liệu cho thấy, cuối năm 2018 đã có 10.000 MW điện mặt trời được các nhà đầu tư đăng ký, trong đó 8.100 MW được bổ sung quy hoạch (121 dự án) với trên 100 dự án đã ký hợp đồng mẫu mua bán điện (PPA). Hai dự án công suất 86 MW đã hoạt động vào cuối năm ngoái và cách đây vài ngày là cụm nhà máy điện mặt trời quy mô 100 MW tại Đắk Lắk đã được đưa vào vận hành. Trong khi đó, vẫn còn khoảng 220 dự án đang chờ bổ sung vào quy hoạch.

Tuy nhiên, số lượng nhà máy điện gió được vận hành mới dừng ở 8 nhà máy, công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối, khoảng 212 MW. Tổng công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo chiếm 2,1% toàn hệ thống. 

Một dự án điện mặt trời tại Bình Thuận. Ảnh: HT

Một dự án điện mặt trời tại Bình Thuận. Ảnh: HT

Cùng đó, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt nguồn điện cả nước sẽ lên đến 130.000 MW năm 2030 so với 47.000 MW hiện nay. Như vậy, khoảng 83.000 MW nguồn điện mới sẽ cần phải được xây dựng và đưa vào vận hành từ nay đến 2030, cùng đó là các cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối.

Việc phát triển thêm các nguồn năng lượng sạch bên cạnh nguồn điện sinh khối được lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, sẽ giúp đáp ứng nhu cầu điện cho kinh tế tăng trưởng 6,5-7,5% mỗi năm. 

Mặc dù vậy, sự phát triển nhanh các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo vừa qua cũng đang đối mặt với một số bất cập và thách thức. Chi phí đầu tư còn cao, số giờ vận hành nguồn điện thấp, cơ sở hạ tầng lưới điện một số khu vực nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo chưa sẵn sàng để giải phóng công suất. 

Cùng với đó, yêu cầu sử dụng đất lớn, nhất là các dự án điện mặt trời cũng là một điểm bất cập khác được lãnh đạo Bộ Công Thương nhắc tới. 

Dựa trên các thống kê, trước đây nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8-2,0 lần tốc độ tăng trưởng GDP. “Nhu cầu điện năng tăng cao liên tục nhiều năm như vậy tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia”, ông Hưng nói và thông tin, thời gian tới, sẽ cần có một chương trình để giải quyết lần lượt các bất cập này.

Một trong số giải pháp được đại diện Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo nêu tại hội thảo là thay đổi cơ chế giá cho điện mặt trời, dự kiến áp dụng sau tháng 6 năm nay. Theo bản dự thảo này, giá mua bán điện mặt trời sẽ được tính theo 4 vùng bức xạ (theo địa lý) và 4 loại hình sản xuất, gồm dự án điện mặt trời nổi, điện mặt trời mặt đất, dự án tích hợp hệ thống lưu trữ và điện mặt trời mái nhà.

So với mức giá “cào bằng” 9,5 cent (gần 2.100 đồng) một kWh, dự thảo giá mua bán điện mặt trời lần này của Bộ Công Thương có sự phân mảnh khá rõ khi cơ quan quản lý đang muốn tạo ra sự hấp dẫn với dự án đặt tại khu vực bức xạ thấp. Cùng đó, phân tán bớt dự án tại khu vực bức xạ nhiệt cao lâu nay vẫn tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận.

Vị này cho hay, giá điện mặt trời mới có thể được áp dụng tới năm 2021, và sau đó sẽ áp dụng theo cơ chế đấu giá vào năm 2025 trên cơ sở tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế. 

 

                                                                                                                                                         Theo: Anh Minh (VnExpress)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

z4919171898085_3e6644f5cf8f684cc13f0163dd7ece50

Hội nghị “Phổ biến những nội dung mới liên quan đến đầu tư, việc miễn giảm thuế, ưu đãi đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”

Sáng ngày 24/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến quy định mới về đầu tư, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất và một số ưu đãi đối với dự án...

m_7

Hỏi đáp Doanh nghiệp

Góc hỏi đáp Doanh nghiệp Câu hỏi: – Xin hỏi, trong trường hợp nào thì một công ty được gọi là công ty mẹ của công ty khác? – Công ty con có được góp vốn, mua cổ phẩn của công ty mẹ hay không? Trả lời: – Khoản 1...

toancanhnhnn164

Kết nối doanh nghiệp và ngân hàng cần xây dựng lòng tin

(Chinhphu.vn) – Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội ngày 16/4 do Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cùng Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đồng chủ trì với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp khu vực...

c12a1648

Phát triển HTX kiểu mới: Chính sách đã đầy đủ, cần làm ngay

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, nhờ liên kết trong một khối là HTX kiểu mới, các hộ, xã viên cùng điều chỉnh lịch thời vụ, thực hiện một quy trình canh tác lúa và sử dụng một loại giống lúa chịu hạn tốt… không chỉ...

20190410154322-img-3656

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn làm việc với nhà đầu tư Hàn Quốc

(BGĐT) – Ngày 10-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn tiếp và làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Hana Micron (Hàn Quốc). Cùng dự có lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản...