Trang chủ » Tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
  • Thứ sáu, 12-08-2022 |
  • Chưa phân loại |
  • 16 Lượt xem

Tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp (DN) với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”. Cùng điều hành hội nghị có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.  Tại […]

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp (DN) với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”. Cùng điều hành hội nghị có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành. 

Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, TP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Sau 2 năm chống dịch và 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã kiểm soát dược dịch bệnh. Về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, GDP tăng 7,72% trong quý II/2022; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhìn chung được nâng lên.

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực chất, khách quan các tác động của tình hình kinh tế thế giới đến Việt Nam; khó khăn, thách thức cộng đồng DN đang đối mặt; kết quả đạt được và chưa đạt được trong triển khai chính sách, giải pháp của Chính phủ thời gian qua.

Chính phủ mong muốn lắng nghe các chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng DN, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn; đồng thời, hiến kế bổ sung các giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, nhờ sự nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển DN kịp thời của Chính phủ cũng như sự chủ động thích ứng của cộng đồng DN, khu vực DN đã có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc.

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Đến hết tháng 7/2022, cả nước có khoảng 871.000 DN đang hoạt động có phát sinh thuế. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2022, số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường là hơn 130.000 DN, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Từ đầu năm đến nay, nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã có sự phục hồi rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực DN tiếp tục tăng mạnh, là điểm sáng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

7 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bắc Giang có hơn 13.000 DN được đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 127.579 tỷ đồng của DN trong nước và 3,945 tỷ USD của khối DN FDI. Đặc biệt, các DN quy mô lớn đang phục hồi sản xuất nhanh, sử dụng lao động ở mức tương đương, thậm chí nhiều hơn lao động so với thời điểm trước dịch. 

Mặc dù có sự phục hồi nhưng thực tế các DN Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu cả về số lượng, chất lượng. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích tác động của bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình sản xuất của các ngành, DN lớn từ đầu năm tới nay; nhận diện những khó khăn trong thời gian tới và đề xuất các kiến nghị khắc phục điểm nghẽn trong triển khai các chính sách hỗ trợ để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nhanh và bền vững.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng DN trong công tác phòng, chống dịch, phát triển KT-XH thời gian qua. 

Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng; thúc đẩy phát triển an toàn, bền vững, công khai minh bạch các loại thị trường như bất động sản, lao động…; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số.

Rà soát và có kế hoạch kịp thời, hiệu quả xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của DN trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị. Thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư công; làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, giúp DN định hướng mở rộng thị trường; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ các rào cản về pháp lý ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh; tiếp tục nghiên cứu các chính sách có liên quan hỗ trợ phát triển DN; kiểm soát dịch bệnh; kết nối bảo đảm cung cầu lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Các tổ chức hiệp hội DN cần phát huy vai trò hỗ trợ các DN thành viên, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giúp DN chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tìm ra cơ hội trong thách thức để DN phục hồi nhanh, phát triển bền vững; nâng cao sức cạnh tranh, trình độ quản lý, quản trị kinh doanh… để DN kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Các DN cần tiếp cận và chủ động ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động thực tiễn DN; chú trọng xây dựng văn hóa, đạo đức DN, trách nhiệm xã hội của DN; xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản sắc, bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên, có trách nhiệm với người lao động, cộng đồng xã hội.\

Nguồn: Báo Bắc Giang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Bắc Giang thông tin báo chí về kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Sáng 06/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025. Các đồng chí:...

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Mobifone Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI và công nghệ số – Đột phá trong vận hành và Marketing doanh nghiệp”

Sáng ngày 6/12/2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Mobifone Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI và công nghệ số – Đột phá trong vận hành và marketing...

Tiếp và làm việc với Đoàn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 24/10/2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (IPC Bắc Giang) vui mừng được đón tiếp Đoàn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đến thăm và làm...

Default Image

Chuyển đổi xanh – Nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời kỳ mới. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến...

Bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng do tải phần mềm giả mạo

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này yêu cầu người...