Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 14/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số và Nghị quyết số 111 ngày 11/6/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, nhiều DN […]
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 14/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số và Nghị quyết số 111 ngày 11/6/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn CĐS trong quản trị điều hành. Từ thực hiện CĐS giúp DN tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao năng suất lao động.
Kết quả bước đầu
Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) là một trong những DN tích cực trong CĐS. Đơn vị đã sử dụng phần mềm trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tài chính kế toán. Ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, nhận thức rõ lợi ích của CĐS mang lại, thời gian qua, đơn vị tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị DN.
Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong tích cực ứng dụng công nghệ số trong quản trị DN. |
Thay vì sử dụng văn bản giấy giải quyết công việc, thì nay công tác quản lý, điều hành nhân sự; công tác kế toán; tính tiền lương, bảo hiểm cho công nhân, khai báo hải quan được thực hiện trên phần mềm… Nhờ đó tiến độ làm việc được đẩy nhanh hơn, đánh giá hiệu suất làm việc từng lao động chính xác hơn.
Đặc biệt, trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19, quy trình đề xuất và phê duyệt đề xuất, vận hành, quản trị… vẫn bảo đảm mặc dù một số nhân viên chuyển sang làm việc trực tuyến. Với cách làm này, năm 2021, dù bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 song doanh thu của Công ty vẫn đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 10,6 triệu đồng/người/tháng, tăng lần lượt 19% và gần 21% so với năm trước. Riêng quý I năm nay, doanh thu của đơn vị đạt hơn 460 tỷ đồng, bằng khoảng 25% kế hoạch năm.
Tương tự, từ giữa năm ngoái, Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp tỉnh đã phối hợp với Công ty cổ phần Misa (Hà Nội) cài đặt phần mềm quản trị DN AMIS để quản trị kế toán, quản lý nhân sự.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính của Công ty, sử dụng phần mềm này, lãnh đạo DN quản lý được xuyên suốt, tức thời các chỉ số tài chính. Các báo cáo, biểu mẫu kế toán được sắp xếp theo hệ thống, thuận tiện cho việc tra cứu, quản lý DN. Đặc biệt, do hệ thống phần mềm được kết nối với nhau trên nền tảng công nghệ mới nên các khâu quản lý công việc, quản lý nhân sự được giám sát kịp thời.
Không chỉ CĐS trong công tác quản lý nhân sự, tài chính kế toán, điểm mới năm nay là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh về áp dụng công nghệ số trong quản lý thu ngân sách nhà nước, từ ngày 1/4, hàng loạt DN trong tỉnh đã chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử.
Đại diện lãnh đạo Cục Thuế tỉnh cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy là xu hướng tất yếu của CĐS, qua đó giúp DN tiết kiệm đáng kể chi phí in, bảo quản, lưu giữ hóa đơn, giảm rủi ro thất lạc, thuận tiện khi thực hiện nghiệp vụ hạch toán liên quan đến hóa đơn.
Được biết, sau gần một tháng thực hiện, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 500 DN đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, phấn đấu đến ngày 30/6 năm nay, 100% DN sẽ sử dụng loại hóa đơn này.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), toàn tỉnh hiện có hơn 12 nghìn DN. Xác định CĐS có ý nghĩa quan trọng, nhiều DN trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự từ xa, quản lý chứng từ…
Kịp thời hỗ trợ
Thực hiện Nghị quyết số 111 của Tỉnh ủy về CĐS giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, các cấp chính quyền, ngành liên quan trong tỉnh đã tập trung cao tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ DN CĐS. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển DN công nghệ số và DN số của tỉnh. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có tối thiểu 800 DN công nghệ số và DN số; đến năm 2030 có 1,5 nghìn DN công nghệ số và DN số để phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số của tỉnh.
Công ty TNHH MTV SJ Tech Việt Nam, KCN Vân Trung (Việt Yên) là một trong những doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số. |
Triển khai kế hoạch trên, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các hội, hiệp hội DN trong tỉnh làm đầu mối hỗ trợ phát triển kinh tế số, DN CĐS.
Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong bối cảnh hiện nay, để CĐS thành công, trước hết người đứng đầu DN cần thay đổi tư duy, nhận thức chứ không chỉ là đầu tư các trang thiết bị số đơn thuần; ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để tăng sức cạnh tranh.
Do đó, để hỗ trợ cho DN thực hiện thành công, năm 2021, Sở đã phối hợp với Cục Tin học hoá (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo về giải pháp CĐS cho hơn 200 DN nhỏ và vừa qua hình thức trực tuyến nhằm tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức của DN về CĐS.
Đồng thời phối hợp với các hội, hiệp hội DN lựa chọn 100 DN tham gia chương trình hỗ trợ CĐS của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là những DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại có hiệu quả từ hai năm trở lên bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật để CĐS.
Đi đôi với các biện pháp trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo đường link liên kết tại chương trình hỗ trợ DN CĐS trên trang Webiste của Sở để các DN nắm bắt thông tin; tích cực tuyên truyền trên nhóm zalo “Trợ giúp DN – HTX tỉnh Bắc Giang”; cử cán bộ hướng dẫn DN đăng ký tham gia CĐS. Giữa tháng 4 năm nay, Sở tiếp tục tổ chức hội thảo cho hàng trăm DN trải nghiệm phần mềm CĐS để tiến tới ứng dụng vào quản trị DN.
Cùng đó, đơn vị đang phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát CĐS trong DN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện từ ngày 1/4 đến 30/5 năm nay nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu CĐS của cộng đồng DN, qua đó đề xuất những giải pháp với Chính phủ xây dựng bộ công cụ hỗ trợ, thúc đẩy CĐS trong cộng đồng DN năm nay và thời gian tới.
Đặc biệt, tạo thêm nguồn lực cho DN CĐS, từ nguồn ngân sách nhà nước, năm nay, UBND tỉnh bố trí 2 tỷ đồng giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội DN tỉnh hỗ trợ 38 DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ sử dụng dịch vụ phần mềm công nghệ CĐS và tập huấn, đào tạo nhân lực. Mức hỗ trợ tối đa từ 20 đến 100 triệu đồng/DN tùy theo loại hình. Việc hỗ trợ này đã và đang được các cơ quan liên quan hướng dẫn DN thực hiện bảo đảm quy định, hiệu quả .
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bắc Giang thông tin báo chí về kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2024
Sáng 06/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025. Các đồng chí:...
Sáng ngày 6/12/2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Mobifone Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI và công nghệ số – Đột phá trong vận hành và marketing...
Tiếp và làm việc với Đoàn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 24/10/2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (IPC Bắc Giang) vui mừng được đón tiếp Đoàn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đến thăm và làm...
Chuyển đổi xanh – Nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp
Chuyển đổi xanh là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời kỳ mới. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến...
Bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng do tải phần mềm giả mạo
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này yêu cầu người...