Trang chủ » Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới
  • Thứ sáu, 06-08-2021 |
  • Tin tức |
  • 15 Lượt xem

Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới

Trang tin fashionunited.de ngày 2/8 dẫn số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021, do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, cho biết Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới. Trong năm 2020, xuất khẩu hàng […]

Trang tin fashionunited.de ngày 2/8 dẫn số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021, do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, cho biết Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.

Trong năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng trưởng 6,4% với giá thị trường đạt 29 tỷ USD. Trong 10 năm qua, thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ. 

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực hàng may mặc của Bangladesh đã giảm từ 6,8% xuống còn 6,3% trong năm 2020. Với số liệu này, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh về xuất khẩu hàng may mặc, chỉ đứng sau Trung Quốc – quốc gia có thị phần chiếm 31,6% (giảm 7% trong năm 2020), với giá trị xuất khẩu đạt 142 tỷ USD.

Sản lượng hàng may mặc của Bangladesh sụt giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến các nhà máy phải đóng cửa do nhiều nhãn hàng phương Tây hủy hợp đồng hoặc trì hoãn việc thanh toán. Trong khi đó, Việt Nam đã tìm cách đa dạng hóa sản xuất, không chỉ là hàng may mặc thời trang nhanh (giá rẻ, hợp thời trang) mà còn cả quần áo và phụ kiện tầm trung và cao cấp. 

Năm 2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và điều này cũng giúp thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu. Đồng tiền của Việt Nam so với đồng USD ít có sự biến động về giá khi thị trường sụt giảm. 

Đời sống chính trị xã hội Việt Nam ổn định hơn so với các nước như Bangladesh, Ấn Độ và người dân được tiếp cận với cơ sở hạ tầng giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, do có vị trí gần Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô và máy móc phục vụ sản xuất.

Theo: Báo Bắc Giang 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo hình thức trực tiếp...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn thăm, chúc Tết một số cơ quan hợp tác quốc tế và doanh nghiệp FDI

Ngày 19/12, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ các tổ chức: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa...

Hội nghị công bố Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chiều 17/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai...

Thủ tướng đề nghị các DN hàng đầu thế giới nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp (DN) dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập...

Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh: Khắc phục tình trạng chậm tiến độ tại các dự án đầu tư ngoài khu, CCN

Tại kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Bắc Giang, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, bà Bùi Thị Thu Thủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nêu 3 nhóm giải pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng chậm tiến độ ở các dự...