Việt Nam, Thái Lan có thể thành công xưởng laptop hàng đầu thế giới
Khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ lực là Việt Nam và Thái Lan, được dự báo vượt Trung Quốc thành công xưởng laptop lớn nhất thế giới. Nikkei trích dự báo của Market Intelligence & Consulting Institute (MIC) – một tổ chức tư vấn của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) – cho […]
Khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ lực là Việt Nam và Thái Lan, được dự báo vượt Trung Quốc thành công xưởng laptop lớn nhất thế giới.
Nikkei trích dự báo của Market Intelligence & Consulting Institute (MIC) – một tổ chức tư vấn của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) – cho biết Đông Nam Á sẽ sản xuất một nửa số máy tính cá nhân trên thế giới vào năm 2030. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan sẽ là các địa điểm chủ lực.
Việt Nam có nhiều điều kiện để trở thành công xưởng sản xuất máy tính cá nhân trên thế giới. |
MIC dự báo Đông Nam Á thay thế Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất máy tính xách tay. Chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao và mong muốn giảm sự phụ thuộc vào một khu vực dự kiến thúc đẩy làn sóng dịch chuyển sản xuất về Đông Nam Á.
Năm ngoái, thị trường máy tính xách tay trên toàn cầu đạt 160 triệu chiếc. Trong đó, số máy sản xuất tại Trung Quốc chiếm đến 90% và phần lớn do các doanh nghiệp Đài Loan giám sát. Trong khi đó, Đông Nam Á chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ.
Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn các nhà sản xuất, MIC dự báo thị phần sản xuất laptop của Trung Quốc sẽ giảm từ 90% xuống 40% vào năm 2030. Ví dụ, nhà sản xuất hợp đồng Wistron (Đài Loan) sẽ sản xuất các máy tính thương hiệu Mỹ tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp cùng ngành của Đài Loan khác cũng đang cân nhắc xây nhà máy tại Việt Nam. Foxconn – nhà sản xuất hợp đồng lớn nhất thế cũng có thể ra mắt một nhà xưởng lắp ráp laptop tại Việt Nam. Trong khi, nhà sản xuất hợp đồng lớn thứ ba thế giới Compal Electronics dự kiến sản xuất laptop tại Thái Lan.
Năm nay, doanh số laptop dự kiến tăng 6% lên 170 triệu chiếc. Đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng laptop để học cũng như làm việc từ xa.
Nguồn: Theo VnExpress (Báo Bắc Giang).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...