Vải thiều Việt Nam chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản
Cục Bảo vệ thực vật vừa thông tin, quả vải thiều của Việt Nam chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản từ ngày 15/12 năm nay sau 5 năm nỗ lực đàm phán. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa nhận được thư của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) thông báo chính […]
Cục Bảo vệ thực vật vừa thông tin, quả vải thiều của Việt Nam chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản từ ngày 15/12 năm nay sau 5 năm nỗ lực đàm phán.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa nhận được thư của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam. Quy định này có hiệu lực từ 15/12/2019.
Đây là kết quả sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa Cục Bảo vệ thực vật và MAFF, cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.
Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm: quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản; lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian hai giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản; các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Vải thiều chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản |
Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở xử lý, khẩn trương hoàn tất các công việc chuẩn bị, tìm kiếm đối tác nhập khẩu để sớm xuất khẩu lô quả vải thiều tươi đầu tiên sang Nhật Bản trong vụ vải năm 2020.
Trao đổi với PV. VietNamNet, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc, những năm gần đây quả vải thiều của Việt Nam xuất khẩu được sang rất nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời cũng mở cửa được nhiều thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Úc và bây giờ là Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường khó tính, đòi hỏi hàng hóa phải đạt chất lượng cao. Việc Nhật cho phép quả vải thiều Việt Nam được xuất vào thị trường của họ có ý nghĩa rất lớn. Bởi, ngoài việc khẳng định được uy tín của quả tươi Việt Nam còn giúp nâng cao giá trị xuất khẩu của quả vải, đồng thời tạo tiền để thúc đẩy sản xuất chất lượng cao với loại trái cây này, vị đại diện cho hay.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được khoảng hơn 100.000 tấn vải thiều tươi. Đáng chú ý, lượng vải thiều xuất khẩu sang những thị trường khó tính ngày càng tăng mạnh.
Nhờ mở rộng được thị trường, những năm gần đây, giá vải thiều luôn ổn định ở mức cao, giúp người dân trồng vải có nguồn thu nhập khủng. Như năm 2019, mặc dù là năm mất mùa vải, sản lượng giảm gần một nửa so với năm 2018, nhưng doanh thu từ vải thiều của Bắc Giang vẫn đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với năm 2018.
Đáng chú ý, tại tỉnh này còn có mô hình sản xuất vải thiều hữu cơ tiêu chuẩn xuất khẩu. Loại vải này được bán ra thị trường năm nay với giá bán 80.000 đồng/kg. Riêng những quả vải thiều chọn lọc kỹ còn được đóng hộp bán với giá 200.000 đồng/hộp 12 quả.
Theo Bảo Phương ( Vietnamnet)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...