Thành công nhờ đưa giống cây lâm nghiệp mới vào sản xuất
“Mục tiêu của chúng tôi là tăng sản lượng gỗ trên cùng một diện tích đất rừng. Đồng thời nhân rộng các giống cây lâm nghiệp mới phục vụ người trồng rừng trong và ngoài tỉnh”- đó là chia sẻ của Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế (Công ty […]
“Mục tiêu của chúng tôi là tăng sản lượng gỗ trên cùng một diện tích đất rừng. Đồng thời nhân rộng các giống cây lâm nghiệp mới phục vụ người trồng rừng trong và ngoài tỉnh”- đó là chia sẻ của Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế (Công ty Lâm nghiệp Yên Thế) Phạm Tiến Vĩnh khi nói về định hướng trồng rừng của Công ty.
Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, chủ rừng và người dân Bảo vệ môi trường, giúp người dân làm giàu nhờ phát triển rừng |
Nâng giá trị rừng trồng
Nhiều năm qua, người dân và nhiều doanh nghiệp (DN) nơi đây đang làm giàu từ rừng. Trong đó có Công ty Lâm nghiệp Yên Thế.
Cùng cán bộ Công ty vượt qua nhiều cung đường lâm nghiệp khúc khuỷu, gồ ghề để lên các ngọn đồi, núi cao thuộc bản Trại Nấm, xã Đồng Tiến (Yên Thế). Khuất sau những khu rừng gỗ lớn 10 năm tuổi của DN này là cánh rừng keo đang vươn cành, thân đều thẳng tắp. Các thân keo có gắn những tấm biển nhỏ, đánh số cẩn thận. Diện tích này lá và cành ngang nhỏ, thân thẳng, cao, chắc khỏe.
Cán bộ Công ty đánh giá sức sinh trưởng của cây keo lai BV10 tại khu rừng gỗ lớn ở bản rừng Chiềng, xã Tiến Thắng (Yên Thế). |
Đại diện lãnh đạo Công ty giới thiệu, đây là khu rừng keo tam bội 3 năm tuổi với 6 dòng keo lai gồm: X11, X101, X102, X201, X204 và X1100. Diện tích rừng thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn”. Đề tài do Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Yên Thế trồng khảo nghiệm.
Cùng với huyện Cam Lộ (Quảng Trị) và Xuân Lộc (Đồng Nai) – Yên Thế là địa phương thứ ba đại diện cho tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng miền Bắc để trồng khảo nghiệm các dòng keo lai này.
Thực tế cho thấy, dòng keo lai tam bội sinh trưởng nhanh, hợp khí hậu, thổ nhưỡng của Bắc Giang. Năng suất đạt 30m3/năm, vượt từ 15% – 25% so với nhiều giống đang trồng đại trà (tăng khoảng hơn 20 m3 gỗ/ha rừng sau một chu kỳ khai thác 5 năm; tương ứng với hơn 25 triệu đồng) và thích ứng rộng với ít nhất 3 vùng sinh thái trở lên (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).
Nhờ các kết quả trồng khảo nghiệm này, cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định công nhận giống keo lai tam bội mới với các dòng: X101, X102, X201 và X205 để nhân ra diện rộng.
Theo ông Phạm Tiến Vĩnh, đây chỉ là một số dòng cây mới trong hàng chục giống cây lâm nghiệp mà đơn vị đã liên kết, nghiên cứu và trồng khảo nghiệm thành công từ năm 2011 đến nay. Trong đó có nhiều giống cây hiệu quả cao như: Các dòng bạch đàn UP, bạch đàn PNCT3; các dòng keo hạt và keo lai thế hệ 1,5; keo lai BV10, BV16…
Nhờ tích cực đưa các giống cây mới vào thâm canh, đến nay, với hơn 2,3 nghìn ha rừng sản xuất tại huyện Yên Thế, mỗi năm Công ty Lâm nghiệp Yên Thế khai thác và trồng mới hơn 200 ha rừng trồng. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Đơn cử, năm 2018 đạt 24 tỷ đồng; năm 2019 đạt 30,8 tỷ đồng.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng doanh thu cả năm nay của đơn vị dự kiến vẫn tương đương năm 2019. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 8 triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách từ 2-3 tỷ đồng/năm.
Nhân rộng sản xuất, thâm canh giống mới
Sau khi trồng khảo nghiệm thành công, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, Công ty Lâm nghiệp Yên Thế đã được Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất các loại giống cây mới này và nhân rộng ngay trên diện tích đất rừng của DN. Hiện Công ty đã xây dựng khu sản xuất giống có hệ thống tưới nước tự động, giàn che hiện đại với nhiều loại cây đầu dòng có năng suất chất lượng cao…
Nhờ tích cực đưa các giống cây mới vào thâm canh, đến nay, với hơn 2,3 nghìn ha rừng sản xuất tại địa bàn Yên Thế, mỗi năm Công ty Lâm nghiệp Yên Thế khai thác và trồng mới hơn 200 ha rừng trồng. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đơn cử: Năm 2018 đạt 24 tỷ đồng; năm 2019 đạt 30,8 tỷ đồng. |
Quy mô sản xuất khoảng 2 triệu cây giống các loại/năm. Ngoài đáp ứng nhu cầu trồng rừng của Công ty, DN còn cung ứng giống cho người dân và các đơn vị trồng rừng trong và ngoài tỉnh. Tiên phong đưa các loại giống cây lâm nghiệp mới vào sản xuất thành công nên nhiều DN, hộ gia đình kinh doanh rừng ở trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan, học tập mô hình trồng rừng của Công ty.
Không dừng lại ở việc sản xuất và cung ứng cây giống, Ban lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Yên Thế còn cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, hướng dẫn nhiều DN trong và ngoài tỉnh cách sản xuất các giống cây lâm nghiệp và quy trình trồng, chăm sóc rừng sản xuất.
Bà Hoàng Kim Nam, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Toản Nam, thị trấn Bố Hạ (Yên Thế) cho biết, nhiều năm trước bà đã tới Công ty Lâm nghiệp Yên Thế để học hỏi và phối hợp gieo ươm một số loại giống mới. Hiện tại, khi nhận các giống cây mới về gieo ươm, phía Công ty Lâm nghiệp Yên Thế đều mời đơn vị chia sẻ kỹ thuật và phối hợp sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm chia sẻ, Bắc Giang có diện tích rừng trồng lớn với hơn 94 nghìn ha. Việc Công ty Lâm nghiệp Yên Thế được Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam chọn, phối hợp trồng khảo nghiệm, nghiên cứu các loại giống cây mới và đưa vào nhân rộng trong thực tế có ý nghĩa rất lớn. Kết quả này là căn cứ để Bắc Giang nói riêng, các chủ rừng trong cả nước nói chung học tập và làm theo, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
Nguồn: Báo Bắc Giang (Thế Đại).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...