Trang chủ » Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ vải thiều
  • Thứ Bảy, 04-05-2019 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 69 Lượt xem

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ vải thiều

(BGĐT) – Ngày 3-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái và lãnh đạo Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, huyện Lục Ngạn tiếp, làm việc với đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (SaiGon Co.op), Công ty TNHH một thành viên Proton về công […]

(BGĐT) – Ngày 3-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái và lãnh đạo Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, huyện Lục Ngạn tiếp, làm việc với đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (SaiGon Co.op), Công ty TNHH một thành viên Proton về công tác chuẩn bị tiêu thụ vải thiều.

Vụ vải thiều năm 2019, Bắc Giang duy trì trồng gần 28.500 ha, sản lượng ước đạt khoảng 150 nghìn tấn, trong đó vải thiều sớm 6 nghìn ha với 40 nghìn tấn, vải chính vụ 22.500 ha, sản lượng 110 nghìn tấn. 

Thời gian thu hoạch dự kiến của vải thiều sớm từ ngày 25-5 đến 10-6, vải chính vụ từ ngày 5-6 đến 5-7.

Các đại biểu trao đổi tại buổi làm việc.

Các đại biểu trao đổi tại buổi làm việc.

Đặc biệt, năm nay, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt gần 14 nghìn ha, tiêu chuẩn GlobalGAP 218 ha. 

Lần đầu tiên ở huyện Lục Ngạn có 20 ha sản xuất vải thiều hữu cơ, có camera giám sát, nhật ký điện tử chăm sóc, đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật…

Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op phát biểu.

Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op phát biểu.

Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết, với lợi thế có mạng lưới siêu thị, bán lẻ trải rộng trong cả nước, doanh nghiệp đã sớm đưa vải thiều Lục Ngạn vào các gian hàng. 

Năm nay, Saigon Co.op sẽ tiếp tục thu mua, bán vải thiều đến người tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu thông qua các đối tác nước ngoài. 

Tuy nhiên để khách hàng biết đến vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá, truyền thông giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác sản phẩm.

Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn nêu ý kiến trong buổi làm việc.

Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn nêu ý kiến trong buổi làm việc.

Ông Nguyễn Hồng Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Proton – đơn vị quản lý chợ đầu mối Dầu Giây (Đồng Nai) chia sẻ: Hiện nay, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Dầu Giây có khả năng cung cấp nhiều loại hoa quả từ miền Bắc vào TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên. 

Vụ vải thiều năm trước, các thương nhân ở chợ tiêu thụ khoảng 80 tấn vải thiều Bắc Giang/ngày. Người tiêu dùng phía Nam đã biết đến quả vải nhiều hơn. 

Dự báo năm nay, sức tiêu thụ sẽ lớn hơn nên doanh nghiệp mong muốn tỉnh Bắc Giang có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc để vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, giữ được chất lượng, hương vị vải thiều đến người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Thái nhấn mạnh, thị trường trong nước chiếm khoảng 50% sản lượng vải thiều của tỉnh, do vậy, UBND tỉnh và các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thương nhân đến tìm hiểu, thu mua, tiêu thụ loại nông sản chủ lực này.

Vụ vải thiều 2019, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ tại Trung Quốc, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản của tỉnh tại Bắc Giang, Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. 

Qua đó sẽ giúp người tiêu dùng cả nước nắm rõ hơn những đặc trưng của vải thiều Lục Ngạn, không mua phải những sản phẩm trà trộn, đội lốt.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương là đầu mối kết nối các doanh nghiệp, siêu thị, thương nhân có nhu cầu thu mua, tiêu thụ vải thiều; huyện Lục Ngạn bố trí ngân sách triển khai hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc dán trên bao bì sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện.

 

Theo: Quốc Phương (Báo Bắc Giang Điện Tử)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...