Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019: Quảng Ninh đứng đầu, Lai Châu “đội sổ”
Quảng Ninh đã có năm thứ ba liên tiếp đứng đầu trong BXH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2019). Theo đó trong PCI 2019 mới được VCCI công bố, Quảng Ninh đứng đầu BXH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với 73,4 điểm. Đây là năm thứ 3 liên […]
Quảng Ninh đã có năm thứ ba liên tiếp đứng đầu trong BXH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2019).
Theo đó trong PCI 2019 mới được VCCI công bố, Quảng Ninh đứng đầu BXH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với 73,4 điểm. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Quảng Ninh có được vị trí này. Đứng thứ 2 trong BXH là Đồng Tháp (72,10 điểm), Vĩnh Long (71,30 điểm) và Bắc Ninh (70,79 điểm).
Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Long An, Hà Nội và Hải Phòng. Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, TP.HCM, Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu…
Ở chiều ngược lại, Lai Châu xếp cuối trong báo cáo PCI 2019.
Quảng Ninh đã có năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu trong BXH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, VCCI, Quảng Ninh năm nay có một nét rất đặc biệt riêng về điểm số của chính mình, khi so với năm ngoái, tỉnh này đã tăng hơn 3 điểm.
“Trong 10 chỉ số thành phần đánh giá, có đến 8 chỉ số thành phần Quảng Ninh tăng điểm so với năm trước. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi đáng kể của Quảng Ninh”, ông Tuấn nhấn mạnh.
“PCI của tỉnh quảng Ninh trong những năm qua đã làm nên một sự khác biệt, làm nên văn hóa thương hiệu của tỉnh quảng ninh trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân”, ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết.
Ông Đậu Anh Tuấn đánh giá rất cao vị trí của tỉnh Đồng Tháp trong PCI 2019
Cùng với Quảng Ninh, ông Đậu Anh Tuấn cũng đánh giá rất cao tỉnh Đồng Tháp trong PCI 2019. Theo ông Tuấn, các doanh nghiệp hoạt động ở Đồng Tháp đang rất hài lòng với bộ máy chính quyền ở đây. Đồng Tháp đã có 12 năm liên tiếp đứng trong Top 3 của PCI.
5 thách thức lớn nhất với doanh nghiệp
Năm nay, báo cáo PCI 2019 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.500 doanh nghiệp, con số cao nhất từ trước tới nay. Trong đó có khoảng 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 21 địa phương tại Việt Nam.
Theo báo cáo PCI 2019, 5 vấn đề khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp dân doanh đang gặp phải bao gồm: Tìm kiếm khách hàng (63%), tiếp cận vốn (35%), tìm kiếm nhân sự thích hợp (34%), tìm kiếm đối tác kinh doanh (28%) và biến động thị trường (27%).
Theo PCI 2019, năm nay các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn do đại dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Khó khăn của doanh nghiệp chắc chắn sẽ còn nghiêm trọng hơn trong năm 2020 và thời gian tới bởi những tác động tiêu cực do bùng phát dịch bệnh COVID-19. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động, thậm chí phá sản.
Chỉ số minh bạch
PCI 2019 được thực hiện đánh giá trên 10 thành phần: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và an ninh trât tự.
Cũng giống như mọi năm, chỉ số minh bạch là một trong những chỉ số quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất. Năm nay, An Giang là tỉnh có điểm số cao nhất trong nhóm chỉ số thành phần này (7,44 điểm). Trong khi đó, Hưng Yên lại là tỉnh có điểm số tính minh bạch thấp nhất. Dù đã có sự cố gắng cải thiện trong 5 năm gần đây từ 4,88 điểm năm 2015 lên 5,98 điểm năm 2019. Song, vị trí của Hưng Yên trong nhóm chỉ số này chưa được cải thiện nhiều.
Đáng chú ý, báo cáo PCI 2019 đã chỉ ra, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” đã giảm từ 53,2% năm 2018 xuống còn 47,1% năm 2019.
Theo: VTV
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...