Một số nước châu Âu từng bước mở cửa lại nền kinh tế
Sau nhiều tuần đóng cửa, một phần EU bắt đầu thấy lại cảm giác tự do khi các biện pháp nới lỏng phong tỏa đầu tiên bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4/5 tại một số nước. Điều này cũng cho phép các nước dần khôi phục lại một số hoạt động kinh […]
Sau nhiều tuần đóng cửa, một phần EU bắt đầu thấy lại cảm giác tự do khi các biện pháp nới lỏng phong tỏa đầu tiên bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4/5 tại một số nước.
Điều này cũng cho phép các nước dần khôi phục lại một số hoạt động kinh tế đã bị đình trệ trong suốt thời gian qua.
Cửa hàng của anh Jorge Garcia lần đầu tiên mở cửa trở lại kể từ hôm 14/3, sau quãng thời gian dài ngừng hoạt động vì các biện pháp phong tỏa của chính phủ Tây Ban Nha. Để chuẩn bị cho việc nối lại hoạt động kinh doanh, anh Garcia đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, từ những quy tắc mới dán trên cửa sổ cho tới các thiết bị an toàn.
Theo quy định mới, khách hàng có thể gửi đơn đặt hàng trực tuyến hoặc qua điện thoại và tới lấy hàng khi mọi thứ đã sẵn sàng. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh nhưng với những cửa hàng như của anh Garcia, việc mở cửa trở lại dù sao cũng đã là tín hiệu tích cực.
Còn tại Italy, bước sang giai đoạn 2 của dịch COVID-19, lĩnh vực sản xuất, xây dựng và phân phối cho đại lý đã được phép nối lại hoạt động. Tất cả doanh nghiệp bán lẻ cũng được kỳ vọng sẽ mở cửa trở lại từ khoảng giữa tháng 5 này.
Tại Đức, các công nhân làm việc cho nhà máy của hãng ô tô Ford tại Cologne cũng tới nơi làm việc lần đầu tiên sau quãng thời gian nghỉ dài với tâm lý lạc quan hơn.
Theo dự báo của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ bị sụt giảm 12% trong năm nay và không thể khôi phục lại mức trước khi dịch bệnh bùng phát trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2022. Do đó, dù vẫn phải đối mặt với nhiều sức ép từ dịch bệnh, những bước đi đầu tiên để khôi phục lại các hoạt động kinh tế là điều rất cần thiết đối với khu vực này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...