Trang chủ » Khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD vì dịch Covid-19, làm gì để kéo khách trở lại?
  • Thứ Năm, 05-03-2020 |
  • Tin tức sự kiện |
  • 88 Lượt xem

Khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD vì dịch Covid-19, làm gì để kéo khách trở lại?

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải. Khách lưu trú tại các khách sạn giảm trung bình 60-70% Theo ông […]

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải.

Khách lưu trú tại các khách sạn giảm trung bình 60-70%

Theo ông Dũng, ước tính ban đầu, đến nay lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%; du lịch thiệt hại 7 tỷ USD. Mặc dù, Việt Nam lọt top 10 điểm nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới năm 2020 với nền văn hóa đa dạng và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Song do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ông Ngô Hoài Chung cho biết đây là thiệt hại dựa trên cơ sở nhiều tác động trước mắt, như: Trung Quốc đã hạn chế công dân đi ra nước ngoài; Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng các lễ hội, hoạt động tại một số khu di tích, danh lam thắng cảnh; các thị trường quốc tế khác đang e ngại đến khu vực châu Á; người dân trong nước hạn chế đi du lịch…

Khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD vì dịch Covid-19, làm gì để kéo khách trở lại? - Ảnh 1.

Trước đó, một khách sạn tại Hà Nội buộc phải cho nhân viên nghỉ việc 4 tháng: Trợ cấp 1,5 triệu đồng/người/tháng, lương sếp cũng như nhân viên

Theo nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thiệt hại trên thực tế lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, gần 2 tháng qua, tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng do Sun Group đầu tư, tỷ lệ hủy phòng lên tới 70%. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng chịu thiệt hại nặng khi các đường bay Thẩm Quyến (Trung Quốc) – Vân Đồn; Incheon (Hàn Quốc) – Vân Đồn… bị hủy. Đồng thời khách hàng bay nội địa cũng giảm trung bình 60%.

Tại bến nội địa Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, lượng khách giảm mạnh, trong đó khách Trung Quốc giảm đến 98%, Hàn Quốc giảm 85%, Việt Nam giảm 70%. Đặc biệt, tại bến quốc tế, sau khi có công bố về dịch, hầu hết các chuyến tàu biển của tháng 2 đã bị hủy.

Không có khách, sụt giảm doanh thu, nhiều doanh nghiệp du lịch phải đổi mặt với nguy cơ đóng cửa.

Đại diện Vietrantour ước tính chỉ riêng việc phải hủy tour đưa khách đi Hàn Quốc, Nhật Bản đã khiến đơn vị này thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng, con số này thời gian tới có thể sụt giảm hơn nữ về doanh thu.

Nghiên cứu của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cho thấy, tỷ lệ lấp buồng của các khách sạn ở một số điểm đến thời gian gần đây đã giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các điểm du lịch trên cả nước, doanh thu cũng giảm 50% vì không còn khách Trung Quốc, trong khi khách Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã vắng hơn nhiều.

 

Làm gì để hỗ trợ ngành du lịch?

Theo đại diện Savills Việt Nam, dịch Covid -19 chỉ trong ngắn hạn, với tiềm năng du lịch Việt Nam, ngành du lịch sẽ trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới. Đó là một trong những nhận định lạc quan về thị trường du lịch. Tuy nhiên, không thể phủ nhận ngay ở giai đoạn này ngành du lịch đang gặp không ít khó khăn.

Đã có những giải pháp được đưa ra ở thời điểm này. Chẳng hạn như, Hội đồng tư vấn du lịch TAB đã đề xuất, chính phủ cần thực hiện việc miễn thị thực và kéo dài thời hạn lên 30 ngày, cho phép khách du lịch trở lại bất kỳ lúc nào đối với các thị trường ổn định nhất là Vương quốc Anh, châu Âu, Úc, New Zealand và Canada.

Giảm ngay thuế GTGT du lịch từ 10% xuống 5%; Cho phép nộp thuế chậm từ 6 lên 12 tháng không bị phạt. Đồng thời giải ngân cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch quốc gia để thực hiện kế hoạch hành động tiếp thị và quảng bá…

Khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD vì dịch Covid-19, làm gì để kéo khách trở lại? - Ảnh 2.

Tại buổi họp chiều 3/3 tại Hà Nội, ông Mai Tiến Dũng cho biết: thời gian qua, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Tuy nhiên Chính phủ cũng xác định dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, gây thiếu hụt lao động tức thời, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì thế, theo ông Dũng các thành viên Chính phủ đã thảo luận dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. Chỉ thị sẽ đưa ra 6 nhóm giải pháp về: vốn, tài chính và thúc đẩy thanh toán điện tử; (cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu; tháo gỡ khó khăn, phụ hồi, phát triển ngành du lịch; thúc đẩy đầu tư và giải ngân; rà soát, xử lý vướng mắc về lao động, phương án hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần phải tái cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các điểm đến an toàn, đặc biệt ưu tiên những dự án kinh tế đêm để thu hút du khách vui chơi, tiêu tiền nhiều hơn.

Trong thời gian tới để “vực dậy” ngành du lịch, thì cần có các giải pháp đồng bộ, tích cực của nhiều đơn vị. PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng Việt Nam cần phải bắt tay ngay vào việc kích cầu, tái cơ cấu lại thị trường khách. “Dịch bệnh là một phép thử, giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại các thị trường khách. Thời gian qua, một số thị trường khách đến từ các nước như: Úc, Mỹ, Canada… rất tiềm năng, là “khách nhà giàu”, chi tiêu cao nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thì đây là thời điểm để chúng ta tổ chức các chương trình xúc tiến, thu hút khách. Thay vì phục vụ 10 khách thì mình đầu tư phục vụ 1 khách nhưng đạt hiệu quả tương đương, lại không tốn cơ sở vật chất và nhân lực”, ông Lương nhấn mạnh.

Theo: Nhịp sống kinh tế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sở Tài chính tổ chức Khóa đào tạo “Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1”

Nhằm nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn cho các doanh nghiệp, tổ chức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật, ngày 28/3/2025, Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương tổ...

Định vị Bắc Giang trong bản đồ hội nhập

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và đạt nhiều kết quả nổi bật. Để đánh giá việc thực thi FTA của các địa phương, Bộ Công Thương đang...

UBND tỉnh Bắc Giang ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T

Chiều 27/3, UBND tỉnh Bắc Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển một số lĩnh vực. Dự lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy;...

Default Image

Tiếp đoàn Công tác Bang Saxonia – CHLB Đức

Được sự cho phép của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 19/03/20205, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang (IPC Bắc Giang) đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn Công tác đến từ Bang Saxonia, CHLB Đức do Ngài Thomas Schmidt...

Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) được tổ chức vào cuối năm 2021 tại Vương quốc Anh, Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát...