Trang chủ » Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021
  • Thứ sáu, 31-12-2021 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 11 Lượt xem

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021

Ngày 28/12/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 352/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực […]

Ngày 28/12/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 352/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương để chuẩn bị các dự thảo Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 (dự thảo Nghị quyết 01); dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (dự thảo Nghị quyết 02).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến góp ý trực tiếp vào các dự thảo Báo cáo, dự thảo Nghị quyết 01; dự thảo Nghị quyết 02; chuẩn bị nội dung thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, nhất là về đánh giá các kết quả đạt được năm 2021, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, dự báo tình hình, xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2022 và phụ lục các nhiệm vụ cụ thể gắn với thời hạn hoàn thành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan. Chủ động trao đổi thống nhất với các Bộ, cơ quan liên quan để hoàn thiện các báo cáo, các dự thảo Nghị quyết phục vụ Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào ngày 05/01/2022.

Trong đó, về báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2021, bảo đảm kế thừa và bám sát kết cấu, nội dung các Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội đã trình Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV; Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế – xã hội năm 2021-2022; Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội; cập nhật tình hình, các số liệu, diễn biến mới, nhất là về công tác chỉ đạo, điều hành, kết quả đạt được trong phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin, xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài,…

Đồng thời, bổ sung các số liệu so sánh với kết quả của năm 2020 để làm sâu sắc hơn các đánh giá, nhận định về kết quả đạt được trong năm 2021, có tính đến các đặc thù của năm 2021 như tác động nặng nề, khó lường của dịch bệnh; việc tập trung triển khai, góp phần tổ chức thành công các sự kiện lớn của đất nước, kiện toàn nhân sự nhiệm kỳ mới…

Về dự thảo Nghị quyết 01, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chủ đề của năm 2022 theo hướng “ổn định, kỷ cương, an toàn, linh hoạt, hiệu quả” để phản ánh sát hơn các yêu cầu của năm 2022. Bổ sung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022 các nội dung như việc khắc phục hạn chế, yếu kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài; thúc đẩy triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để thúc đẩy tăng trưởng; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động; tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục); thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh; cải cách thủ tục hành chính; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục khắc phục các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ, dự án chậm tiến độ…

Về dự thảo Nghị quyết 02, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần bám sát chủ đề để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của năm 2022, bảo đảm tránh trùng lặp các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại các Nghị quyết khác của Chính phủ, nhất là tháo gỡ khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, khắc phục triệt để tình trạng gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân…, đặc biệt là các giải pháp khắc phục yếu kém về môi trường kinh doanh.

Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021 và dự thảo Nghị quyết 01 và phải xong trước ngày 31/12/2021.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo việc tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và dự thảo Nghị quyết 02 năm 2022 và phải xong trước ngày 31/12/2021./.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...