Trang chủ » Huyện nông thôn mới ở Bắc Giang: Thành công từ nhiều cách làm hay
  • Thứ Hai, 26-10-2020 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 34 Lượt xem

Huyện nông thôn mới ở Bắc Giang: Thành công từ nhiều cách làm hay

(BGĐT) – Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 30-40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và một huyện NTM. Nhờ quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đến nay Bắc Giang có hơn 67% số xã đạt chuẩn […]

(BGĐT) – Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 30-40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và một huyện NTM. Nhờ quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đến nay Bắc Giang có hơn 67% số xã đạt chuẩn NTM, vượt xa mục tiêu. Ba huyện: Việt Yên, Tân Yên và Lạng Giang cán đích NTM trước kế hoạch.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Sau hơn 10 năm thực hiện, Bắc Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, dù chưa có tiền lệ nhưng việc xây dựng huyện NTM được quan tâm, bám sát các tiêu chí của T.Ư, có lộ trình thực hiện, xác định rõ tiêu chí ưu tiên, sự đột phá trong cách làm, tập trung cao chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, 3 huyện đã sớm cán đích NTM. 

   Một góc thị trấn Bích Động (Việt Yên). 

Một góc thị trấn Bích Động (Việt Yên). 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đánh giá, các huyện căn cứ vào điều kiện thực tiễn để phát huy lợi thế, xây dựng mô hình phù hợp, không giống nhau nhưng đều có mục tiêu chung là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Khi xác định rõ mục tiêu và tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong suốt quá trình thực hiện, mô hình huyện NTM lộ diện. Huyện Việt Yên lấy công nghiệp làm nội lực, Tân Yên xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là nền tảng và Lạng Giang xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa.

Khi huyện đạt chuẩn NTM, không chỉ bộ mặt nông thôn đổi mới, cơ cấu và cách tổ chức sản xuất từng bước thay đổi, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm mà cốt lõi là đời sống tinh thần và thu nhập của người dân nâng cao. Năm 2018, Việt Yên là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân của người dân nông thôn là 36 triệu đồng/năm. Sau đó, huyện Lạng Giang và Tân Yên cũng cán đích NTM với chỉ tiêu này ở mức cao hơn, tăng 2 đến 3 lần so với năm 2011.

Khai thác tiềm năng, lợi thế riêng cho mục tiêu chung

Là huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh, Việt Yên có các khu, cụm công nghiệp (CCN) với nhiều doanh nghiệp hoạt động; các làng nghề truyền thống và dịch vụ phát triển mạnh. Đây là nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch lao động, cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Trong 8 năm (2011-2018), huyện huy động gần 3 nghìn tỷ đồng xây dựng 940 công trình, mô hình sản xuất; cứng hóa đường nông thôn, xây mới phòng học, trạm y tế, nhà văn hóa… Đáng quan tâm là huyện tập trung cao cho giải pháp về bảo đảm an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, đào tạo nghề cho lao động chuyển sang phi nông nghiệp. Đơn cử việc thực hiện tiêu chí “khó” về môi trường, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập mỗi thôn, tổ dân phố một tổ vệ sinh môi trường và điểm thu gom rác thải, hỗ trợ toàn bộ phương tiện thu gom, đẩy mạnh tuyên truyền chung tay bảo vệ môi trường, nhất là ở các xã, thị trấn ven khu, CCN. Vì thế huyện không còn điểm ô nhiễm nghiêm trọng, sớm đạt 9/9 tiêu chí NTM.

Với mô hình NTM trong quá trình đô thị hóa, huyện Lạng Giang đã lập quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2040, chú trọng các khu dân cư, cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, tạo môi trường và dịch vụ để từng bước hình thành đô thị. Đến nay, 2 khu đô thị mới đang hiện diện tại thị trấn Vôi cùng 25 khu dân cư tập trung. Hệ thống vỉa hè, cây xanh, cấp thoát nước, đèn đường được đầu tư khoảng 17,5 tỷ đồng. Huyện có 4/7 CCN tỷ lệ lấp đầy 90% trở lên, môi trường thuận lợi cho hơn 6.500 cơ sở TTCN hoạt động, tạo việc làm cho 18 nghìn lao động. Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp từng bước hình thành tạo đà phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hệ thống dịch vụ thương mại như: Chợ nông thôn, siêu thị mini, cửa hàng được xây dựng kiên cố đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, thúc đẩy KT-XH phát triển. Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Bùi Đức Hùng cho biết, từ năm 2017, ngay khi T.Ư có quyết định, tỉnh ban hành kế hoạch, huyện sớm chỉ đạo và giao các ban, ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng mô hình huyện NTM trong quá trình đô thị hóa.

Ở Tân Yên, nhận rõ thế mạnh về nông nghiệp, huyện chú trọng đầu tư làm đường nông thôn, kênh mương nội đồng, chợ nông thôn… nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo dấu ấn riêng cho huyện NTM. Bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét, hình thành những vùng cây ăn quả nổi tiếng như: Vải thiều sớm Phúc Hòa, ổi lê Tân Yên, vú sữa Hợp Đức. Chăn nuôi lợn, thủy sản đứng đầu tỉnh. Đặc biệt, huyện đã xây dựng 7 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chủ lực, 2 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt 152 triệu đồng/năm, tăng 102 triệu đồng so với năm 2011. Hộ nghèo giảm còn 1,68%…

Khởi đầu cho quá trình không có kết thúc

Diện mạo ở huyện NTM cũng như cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay rõ nét. Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Thanh Tùng, xây dựng NTM là chương trình có khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, bởi “thước đo” hiệu quả chính là đời sống người dân tiếp tục nâng lên. Khi đã cán đích NTM, các huyện Việt Yên, Tân Yên và Lạng Giang đã đề ra lộ trình để củng cố, nâng chất lượng tiêu chí, trong đó xây dựng nhiều thôn, xã NTM nâng cao và kiểu mẫu.

Không bằng lòng với những gì đang có, các huyện đang ra sức thi đua chung sức xây dựng NTM, thu hút nhiều hơn các nguồn lực cho nông thôn và nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng con người văn hóa trong huyện NTM đặc trưng, có nông nghiệp trù phú với những “miền quê đáng sống”.

 

Nguồn: Báo Bắc Giang (Cao Minh Ngọc – Khuất Thanh Phong).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...