Chị Nguyễn Thị Hải Yến: Khởi nghiệp từ đồ jean cũ
(BGĐT) – Chị Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1995) ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là chủ xưởng sản xuất túi xách, ba lô và nhiều đồ dùng tái chế từ quần áo jean cũ. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho một số lao động địa phương, chị Yến và […]
(BGĐT) – Chị Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1995) ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là chủ xưởng sản xuất túi xách, ba lô và nhiều đồ dùng tái chế từ quần áo jean cũ. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho một số lao động địa phương, chị Yến và cộng sự đã truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến nhiều bạn trẻ.
Nằm cạnh UBND xã Quang Châu, xưởng sản xuất đồ dùng “handmade” của chị Hải Yến nổi bật với màu trắng và màu thiên thanh. Xưởng sản xuất rộng khoảng 200 m2, máy may, nguyên liệu, sản phẩm hoàn thiện được chị sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
Công việc thường ngày của chị Nguyễn Thị Hải Yến. |
Biết đến ngành may mặc từ khi còn học THPT, chị Yến tự học trên Internet và người quen cách làm ra túi xách, ba lô. Khi là sinh viên Trường Đại học Lao động và Xã hội (Hà Nội), chị tiếp tục vừa học vừa làm thêm. Lúc ấy, số tiền có được từ công việc tay trái không những giúp chị trang trải sinh hoạt phí mà còn có khoản dư tiết kiệm. Vừa nhanh tay may, ráp lại những chi tiết của chiếc túi xách, chị Yến chia sẻ: “Tốt nghiệp năm 2017, tôi quyết định về quê lập nghiệp, phát triển thương hiệu “Mèo Tôm handmade” với sản phẩm túi xách, balo, ví. Lượng khách hàng ổn định qua mạng xã hội giúp tôi duy trì đam mê và được gia đình, bạn bè ủng hộ”.
Ban đầu, chị Yến chỉ làm những đồ dùng đơn giản như ví, túi xách, balô từ vải mới. Sau khi sản xuất một lượng hàng nhất định, chị nhận thấy sản phẩm làm ra có màu sắc đẹp nhưng chưa có nét riêng, độc đáo mà thường giống với nhiều mẫu sản phẩm khác trên thị trường. Thế rồi, chị thử làm sản phẩm với các chất liệu vải bao tải hay bạt. Những sản phẩm này dù có thể rút ngắn thời gian sản xuất song lại có hạn chế là độ bền, kiểu dáng không bắt mắt như mong muốn.
Chị thử với quần áo jean cũ và nhận ra đây chính là chất liệu bản thân đang tìm kiếm, theo đuổi bấy lâu. Bởi vải jean cũ vừa tiết kiệm, lại có độ bền cao, nét mài độc đáo – đó là thứ duy nhất làm ra không trùng lắp với sản phẩm khác. Quần áo cũ nhờ ý tưởng, đôi tay khéo léo được hô biến thành đồ dùng mới lạ được khánh hàng ưa chuộng. Không chỉ vậy, sản phẩm tái chế còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Để có nguyên liệu, chị Yến nhận gom đồ jean cũ từ bạn bè và nhiều nơi về rồi phân loại, lên ý tưởng sau đó cắt, ghép dần định hình sản phẩm túi, ví, ba lô. Sau đó toàn bộ nguyên liệu được đem đi giặt sạch, may và ráp lại. Với phương châm sử dụng nguồn liệu tái chế để tăng vòng đời cho sản phẩm, hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường, công việc của chị Yến và cộng sự đã truyền cảm hứng đến nhiều người trẻ khác.
Bằng bàn tay tài hoa, chị Yến đã làm ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo thu nhập cho bản thân và người khác. Một số sản phẩm gồm ví, túi xách, balo, bọc ghế… do xưởng sản xuất có giá dao động từ 100 – 700 nghìn đồng, mức giá khá cạnh tranh. Hiện xưởng có 3 lao động với thu nhập trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.
Sản phẩm được làm từ quần áo jean cũ. |
Ngoài may túi tại xưởng, chị Yến còn tổ chức nhiều khóa hướng dẫn mọi người tự tay tái chế từ đồ cũ. Mỗi buổi học, người tham gia sẽ trả phí từ 100 – 300 nghìn đồng tuỳ vào độ khó của sản phẩm. Chị cũng kết hợp với Quán cafe Hidden Gem tại quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) để đặt địa điểm trưng bày sản phẩm. Mỗi tháng xưởng sản xuất khoảng 200 món đồ, đạt doanh thu khoảng 400 triệu đồng/năm. Hiện chị vẫn tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh qua mạng xã hội cùng một số kênh online.
Khách hàng ngày càng tin tưởng, chị Yến tự tin hơn khi theo đuổi con đường mình đã chọn. Hiện thương hiệu “Mèo Tôm handmade” đã có nhiều khách hàng “ruột”, có sản phẩm chưa hoàn thành đã có người nhận đặt mua. Mỗi sản phẩm không chỉ đơn giản là để kinh doanh mà trong đó chị Yến muốn chia sẻ những câu chuyện, truyền cảm hứng và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tới người khác, nhất là giới trẻ.
Nguồn: Báo Bắc Giang
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...