Trang chủ » Cá tra Việt bán chạy tại Nhật Bản
  • Thứ ba, 14-05-2019 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 13 Lượt xem

Cá tra Việt bán chạy tại Nhật Bản

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật đã khởi sắc, sau nhiều năm gặp khó. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm, cá tra sang Nhật Bản đạt 8,58 triệu USD, tăng 60,37% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản đã chính thức bước […]

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật đã khởi sắc, sau nhiều năm gặp khó.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm, cá tra sang Nhật Bản đạt 8,58 triệu USD, tăng 60,37% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản đã chính thức bước vào top 10 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019.

Giá trị này còn cao hơn giá trị xuất khẩu sang thị trường được đánh giá cao và tiềm năng là: UAE, Ai Cập, Đức hay Bỉ. Trong năm 2018, xuất khẩu cá tra cũng tăng 37,6% so với năm 2017. Đây là một kết quả đáng chú ý, bởi, trước đây người tiêu thụ Nhật Bản không “mở lòng” với sản phẩm thủy sản nuôi mà chỉ yêu thích nhập các sản phẩm hải sản từ biển của Việt Nam.

Cùng với đó, các tiêu chí nhập khẩu thủy sản vào thị trường này cũng tương đối khắt khe. Cách đây 8 năm, giá trị xuất cá tra sang thị trường Nhật Bản chỉ đạt 2,56 triệu USD, chiếm 0,14% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Bởi lẽ, thị hiếu của người Nhật là sợ mùi tanh nồng của sản phẩm cá nước ngọt và những định kiến chưa đúng về tương quan chất lượng giữa cá nuôi nước ngọt và cá khai thác từ biển.

Trước đây, người Nhật ít chấp nhận sản phẩm cá nước ngọt nhập. Tuy nhiên, gần đây doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã bắt đầu hiểu được thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Nhật và việc xuất khẩu hàng hóa sang đây đã dễ dàng hơn.

Từ tháng 4/2019, theo biểu thuế EPA của Hải quan Nhật Bản, sản phẩm cá da trơn phile tươi, ướp lạnh vào thị trường này từ Thái Lan, Mexico, Chile, Philippines được miễn thuế nhập khẩu, còn từ ASEAN áp mức thuế 3,5%, các nước trong CPTPP (TPP11) được miễn thuế. Do đó, với việc cá tra phile đông lạnh chủ lực của Việt Nam được miễn thuế hoàn toàn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn.

 

Theo: Hồng Châu (VnExpress)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...