Trang chủ » Bảo vệ môi trường, giúp người dân làm giàu nhờ phát triển rừng
  • Thứ sáu, 18-09-2020 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 13 Lượt xem

Bảo vệ môi trường, giúp người dân làm giàu nhờ phát triển rừng

(BGĐT) – Nhờ làm tốt công tác phát triển và bảo vệ rừng, nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang vươn lên làm giàu từ rừng kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng đạt cao, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Cây bao núi đồi, đời sống ấm no […]

(BGĐT) – Nhờ làm tốt công tác phát triển và bảo vệ rừng, nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang vươn lên làm giàu từ rừng kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng đạt cao, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Cây bao núi đồi, đời sống ấm no

Đông Hưng là một trong những xã có diện tích rừng trồng lớn của huyện Lục Nam với hơn 2,2 nghìn ha, nhiều người dân thu nhập cao, giàu lên từ rừng. Tại thôn Cai Vàng, những vạt rừng xanh biếc, phủ kín núi đồi. Điều đặc biệt là hầu hết các cánh rừng đều có những con đường lâm nghiệp, nhiều đoạn được đổ bê tông tạo thuận lợi khi chăm sóc, thu hoạch sản phẩm. 

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Cai Vàng có hơn 160 ha rừng. Là người năng động nên từ năm 2002, vợ chồng chị đầu tư vốn để trồng rừng, khai thác gỗ. Các khu rừng cho thu hoạch gối vụ, bình quân gia đình chị thu về hơn 300 triệu đồng/năm.

Không chỉ ở Đông Hưng, phong trào trồng rừng kinh tế tại huyện Lục Nam phát triển mạnh tại các xã có lợi thế như: Bình Sơn, Trường Sơn, Nghĩa Phương, Vô Tranh… Đến nay, toàn huyện có hơn 13 nghìn ha rừng trồng. Giá trị từ trồng rừng kinh tế và khai thác chế biến lâm sản đạt hàng trăm tỷ đồng/năm.

Các huyện Sơn Động, Yên Thế,  Lạng Giang cũng chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên liệu tập trung toàn tỉnh với 80 nghìn ha. Giai đoạn 2016-2020 cả tỉnh trồng được 41.052 ha rừng, tăng 64,2% so với kế hoạch. Chế biến gỗ phát triển mạnh, một số sản phẩm sau chế biến được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Năm nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 1.088 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành.

Song hành với trồng rừng kinh tế, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh được cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt; ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Nhờ vậy tỷ lệ che phủ rừng nâng lên, đạt 38%.

Phát triển bền vững rừng trồng

Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, căn cứ chỉ đạo của tỉnh, Sở tham mưu ban hành các văn bản liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; triển khai thực hiện Nghị quyết số 249 ngày 1/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 12 ngày 31/1/2018 của UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh trồng 41.052 ha rừng, tăng 64,2% so với kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác đạt hơn 3 triệu m3. Năm nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 1.088 tỷ đồng, góp phần tích cực vào tăng trưởng chung toàn ngành.

Chú trọng tạo bước đột phá về áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, bảo vệ rừng qua ứng dụng phần mềm, GPS, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử, di động và hệ thống thông tin địa lý bản đồ để điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. 

Cơ giới hóa khâu cuốc hố, lựa chọn giống mới có năng suất, chất lượng vào trồng rừng như: Bạch đàn UP99, UP95, UP 54, PNCT3, PN108; keo lai BV10, BV33, BV73… Năng suất bình quân rừng trồng với chu kỳ 5-7 năm đạt từ 17-20m3/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 30m3/ha/năm, tăng 30% so với giai đoạn 2011-2015. 

Ngay như một khoảnh rừng của hộ dân thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng trồng bạch đàn giống mới khoảng 6 tháng đã có đường kính, chiều cao bằng cây bạch đàn giống cũ trồng hơn một năm. Anh Hà Anh Úy, cán bộ kiểm lâm địa bàn cho biết: “Giống tốt sinh trưởng, phát triển mạnh đã rút ngắn được chu kỳ khai thác. Như vậy, chỉ sau ba năm, người dân có thể thu hoạch rừng mà năng suất, chất lượng gỗ vẫn bảo đảm”.

Thực tế cho thấy, phát triển và bảo vệ rừng không đơn thuần mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có lợi ích về môi trường, ý nghĩa xã hội to lớn. Do đó, giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp xác định quản lý, bảo vệ tốt rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là diện tích được quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ; sử dụng hiệu quả diện tích rừng trồng; kết hợp hoạt động bảo vệ, khai thác rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển rừng kinh tế bền vững, tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất theo hướng trồng rừng thâm canh bằng các giống mới, năng suất, chất lượng. Giữ vững tỷ lệ che phủ rừng. 

Để thực hiện hiệu quả, ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của bảo vệ tài nguyên rừng trên đất dốc từ đó chung tay bảo vệ rừng. Các cấp, ngành triển khai hiệu quả các nghị quyết, chính sách về trồng và bảo vệ rừng; nhân rộng mô hình trồng rừng gỗ lớn, nâng chất lượng rừng để cấp chứng chỉ rừng bền vững.

 

Nguồn: Báo Bắc Giang (Trịnh Lan – Hùng Sơn).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...