Trang chủ » Bắc Giang: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
  • Thứ ba, 03-11-2020 |
  • Tin tức kinh tế |
  • 12 Lượt xem

Bắc Giang: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

(BGĐT) – Ngày 31/10, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm đất san lấp, đất làm gạch và cát, sỏi đối với 12 khu vực mỏ tại các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục […]

(BGĐT) – Ngày 31/10, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm đất san lấp, đất làm gạch và cát, sỏi đối với 12 khu vực mỏ tại các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn, Tân Yên. 

Quang cảnh phiên đấu giá.

Quang cảnh phiên đấu giá.

Dự phiên đấu giá có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện có khu vực mỏ đưa ra đấu giá. 50 khách hàng là các doanh nghiệp xây dựng, khai thác khoáng sản trong tỉnh tham gia đấu giá.

Trong số 12 khu vực mỏ được đấu giá có 2 mỏ cát, sỏi (Lục Ngạn); 2 mỏ đất làm gạch (Việt Yên); 8 mỏ đất san lấp (Việt Yên 4 mỏ, Lạng Giang 3 mỏ, còn lại là Tân Yên). Các khu vực mỏ trên đều chưa có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Doanh nghiệp tham gia bỏ phiếu đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Doanh nghiệp tham gia bỏ phiếu đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Tại phiên đấu giá này có hơn 80 hồ sơ của các doanh nghiệp tham gia, kết quả 100% khu vực mỏ đã được đấu giá thành công, mức tăng cao nhất so với giá khởi điểm là 27%.

Được biết, đây là lần thứ hai tỉnh Bắc Giang đấu giá công khai quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trước đó, trong tháng 9, tỉnh đã đấu giá 17 khu vực mỏ.

Đại diện Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh kiểm phiếu sau đấu giá.

Đại diện Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh kiểm phiếu sau đấu giá.

Việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các điểm mỏ nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo sự minh bạch, công khai, tránh tình trạng “xin cho”.

 

Nguồn: Báo Bắc Giang (Minh Linh).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Default Image

Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...

Default Image

Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người

  Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...

1

Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới

  Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...

Default Image

Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú

  Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...

1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

   Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...