7 bài học xương máu khiến doanh nhân bỏ lại sự nghiệp để quay về công việc làm thuê
Cuộc sống của một doanh nhân khó khăn hơn nhiều người vẫn nghĩ. Kinh doanh không phải là một nghề. Hầu hết những người được cho là doanh nhân ngày nay thực sự không thích kinh doanh. Nếu bạn đưa ra cho họ một lời đề nghị tốt, họ sẽ sẵn sàng bán công ty […]
Cuộc sống của một doanh nhân khó khăn hơn nhiều người vẫn nghĩ.
Kinh doanh không phải là một nghề. Hầu hết những người được cho là doanh nhân ngày nay thực sự không thích kinh doanh. Nếu bạn đưa ra cho họ một lời đề nghị tốt, họ sẽ sẵn sàng bán công ty và trở thành nhân viên.
Các nước châu Phi có tỷ lệ doanh nhân cao nhất so với dân số. Trong khi nhiều người ca ngợi đây là sự ngoan cường của người dân châu Phi, thì sự thật là nhiều người chọn việc trở thành doanh nhân bởi họ không thể tìm được một công việc tốt khác.
Các phương tiện truyền thông tôn vinh kinh doanh vì rất ít người thành công trong lĩnh vực này. Cứ sau 5 năm, sẽ có 9 trên 10 doanh nghiệp thất bại. Đó là một thế giới khắc nghiệt. Nhưng một số người dường như bị mắc kẹt trong ảo tưởng mình sẽ dễ dàng thành công nếu trở thành một doanh nhân.
Một số người thành công. Nhiều người đấu tranh và tiếp tục cho đến khi họ không còn gì trong tay. Nhiều người trở lại làm nhân viên làm công ăn lương (nếu có thể).
Điều thú vị là, họ từng rất ghét cuộc sống nhân viên trước khi trở thành một doanh nhân. Nhưng sau một vài năm, họ mong muốn được trở lại cuộc sống của một nhân viên.
Dưới đây là một số bài học khó khăn khiến họ thực hiện sự thay đổi này:
1. Chi phí sinh hoạt không phải là một trò đùa
Thường khi các nhân viên hoặc người thất nghiệp lao vào khởi nghiệp, họ thường có tiền tiết kiệm để dự trù. Kế hoạch là sử dụng tiền để xây dựng doanh nghiệp và chi trả các chi phí sinh hoạt.
Rắc rối duy nhất là mọi người không biết lối sống của mình đắt đỏ như thế nào cho đến khi họ tiếp xúc với nó. Điều này đặc biệt đúng ở các thành phố lớn trên thế giới. Thật bất ngờ, bạn bắt đầu để ý từng xu một mình đã sử dụng như thế nào. Sau đó, bạn nhận ra để có thể sống với số tiền đủ dùng đó ý nghĩa đến chừng nào.
Vấn đề này trở nên đáng lo ngại khi khi tiền tiết kiệm sắp hết. Nó càng tồi tệ khi bạn là trụ cột của một gia đình. Đây không còn là vấn đề của riêng bạn nữa, thay vào đó, đây là kế sinh nhai của những người đang phụ thuộc vào bạn.
Mọi người thường đánh giá thấp chi phí sinh hoạt. Nhưng đó là một trong những điều đầu tiên đánh gục họ khi mọi thứ trở nên khó khăn. Bạn thấy những thứ bạn đã từng làm nhưng nay bạn không thể chi trả cho nó được nữa. Bạn thấy bạn bè của mình vẫn sống lối sống đó nhưng bạn không đủ khả năng để sống nữa. Không phải ai cũng chịu được nỗi đau đó.
2. Những người thích không phải là những người mua
Người ta: Chà, cái này tốt quá
[Doanh nghiệp sản xuất ra nhiều để bán cho họ]
Người ta: Giờ tôi không cần sản phẩm này. Có lẽ tôi sẽ mua sau.
Chúng ta đều cảm thấy nhột đúng không. Tôi chắc chắn rằng bạn đã từng đối xử như thế này với một doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác. Thậm chí là ngày hôm nay có thể bạn đang đối xử như thế này đấy. Chúng ta thích sản phẩm và chúng ta không mua. Thú vị hơn là chúng ta sẽ không bao giờ mua nó.
Tôi đã từng nói với nhân viên bán hàng rằng tôi sẽ trở lại mua món hàng tôi thích trong cửa hàng của anh ấy. Anh tức giận khi tôi ra về. Tôi cảm nhận được nỗi đau của anh. Tôi thực sự từng nghĩ rằng mình sẽ quay lại sớm để mua món hàng đó. Nhưng nhiều chuyện đã xảy ra và tôi chuyển đến thành phố khác không lâu sau đó.
Con người thích nhiều thứ lắm. Và không bao giờ họ có ý định thích là mua. Rất nhiều doanh nghiệp trẻ không hiểu điều này. Do vậy họ sản xuất các sản phẩm và dịch vụ cho những khách hàng tưởng tượng. Và rồi họ mới học được bài học cay đắng rằng: Những người thích không phải là người mua.
Chúng ta có thể tránh được bài học đau lòng này bằng một chiến thuật đơn giản: đặt hàng trước. Nếu họ thực sự yêu thích sản phẩm, hãy để họ đặt hàng trước. Và sau đó họ phải cọc phần trăm nhất định để hợp lệ hoá đơn hàng đó. Đó là cách phân biệt những người đơn thuần thích và những người thực sự mua.
Tôi thích cái cách Tesla đã làm. Sau khi ra mắt Cybertruck, họ cho phép mọi người có thể đặt hàng trước với giá chỉ 100 USD. Vì vậy, công ty không quan tâm có bao nhiêu người tấm tắc khen thiết kế và đổi mới của họ. Họ chỉ tập trung vào những người đặt hàng trước.
3. Nhà đầu tư không phải là bạn
Nhà đầu tư không phải là bạn của bạn. Các doanh nghiệp trẻ nghĩ rằng mối quan hệ giữa họ với các nhà đầu tư là một mối quan hệ hữu nghị. Và họ sai hoàn toàn.
Các nhà đầu tư chịu chi tiền vì 1 hoặc 2 lý do sau:
– Để kiếm nhiều tiền hơn hoặc duy trì giá trị của đồng tiền.
– Đặt cược vào một xu hướng trong tương lai vì họ tin tưởng vào nó.
Nếu một nhà đầu tư xem bạn là một người bạn, bạn sẽ không bao giờ nhận được một xu nào từ họ. Luôn luôn là vậy, họ đầu tư vào nhiều thứ để kiếm nhiều tiền hơn.
Nhà đầu tư đến vì lý do thứ hai và ở lại (dài hạn) vì lý do đầu tiên. Hoặc ngược lại. Cũng có những người duy trì vì lý do ban đầu của họ. Vấn đề là, chẳng có lý do nào là về tình bạn. Nếu bạn phủ nhận lý do họ đầu tư vào bạn, họ sẽ không ngần ngại đá đít bạn. Họ có thể làm điều này bằng cách rút lại số tiền đầu tư, hoặc không cho bạn tiếp tục điều hành công ty nữa.
Chuyện này xảy ra rất nhiều. Khi điều này xảy ra, một số doanh nhân chỉ thu mình lại và trở về cuộc sống nhân viên.
4. Marketing không có nghĩa là khách hàng sẽ biết đến
Có thể bạn đã thấy một số công ty khởi nghiệp bằng cách đổ tiền vào quảng cáo ở khắp mọi nơi. Có quảng cáo trên TV, quảng cáo trên internet, biển quảng cáo và đại loại vậy. Tuy nhiều người biết đến nhưng lại ít người mua. Cuối cùng, doanh số không thể bù đắp cho số tiền họ bỏ ra.
Điều này dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngân sách. Khi một doanh nghiệp hết tiền, không có thu nhập hợp lý thì cái kết đã gần kề. Marketing nhiều hơn cũng chẳng mang lại nhiều khách hàng hơn.
Thông thường, nếu bạn tạo ra một sản phẩm tốt hơn và quảng cáo nó (giống như các công ty lớn làm) thì bạn sẽ vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh. Nhưng cuối cùng nhiều người cũng nhận ra được rằng điều này không đúng. Có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đã thất bại.
Làm sao để khách hàng mua hàng là một nghệ thuật. Các doanh nhân nếu không hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật này thì rồi cũng sớm quay trở lại làm nhân viên.
5. Cuộc đua không bao giờ có sự công bằng
Mọi người hy vọng một trò chơi kinh doanh công bằng. Có lẽ vì những gì họ đã được dạy ở trường. Nhưng trong thế giới thực, cuộc đua này không bao giờ là công bằng.
Ví dụ là một doanh nhân đã mang một sản phẩm độc đáo ra thị trường nhưng đã không nộp hồ sơ cho bằng sáng chế trước đó. Một đối thủ khôn ngoan đã bí mật nộp đơn xin cấp bằng sáng chế và có được bằng. Sau đó, họ sản xuất phiên bản của riêng họ và kiện chính công ty nghĩ ra sản phẩm này.
Nghe đau lòng nhưng chuyện này hoàn toàn có thật. Cuộc đua sẽ không công bằng. Có những công ty thích giày vò các doanh nghiệp trẻ. Để đánh bại họ cần rất nhiều can đảm. Nhiều doanh nhân chỉ đơn giản là không có sự can đảm đó, đặc biệt là khi họ đã phạm sai lầm khi bắt đầu kinh doanh.
6. Thế giới không thích thay đổi (nhưng chuyển động rất nhanh)
Thế giới là một nơi thú vị. Một giây trước mọi người đang thích mua sản phẩm của bạn, và giây sau, sản phẩm của bạn đã lỗi thời. Rồi sau đó, mọi người bắt đầu hứng thú với sản phẩm bạn đã giới thiệu 2 năm về trước. Lúc đó, không một ai thích nó. Nhưng bây giờ, người người mua nó. Thế giới là như vậy.
Thế giới không thích thay đổi, nhưng nó chuyển động rất nhanh. Không có một dự đoán nào chắc chắn. Những người dự đoán tương lai thường lỗ rất nhiều. Điều này do các nguyên tắc cơ bản mà các giả định của họ dựa trên cũng có thể thay đổi. Các chuyển động là quá khó lường.
Một giây trước, bạn có được một khách hàng lớn. Giây sau bạn mất cả 2 khách hàng lớn và họ nắm giữ 75% doanh thu của bạn. Đây không phải là chuyện đúng sai. Các khách hàng có thể chuyển văn phòng hoặc họ có thể sáp nhập với một công ty khác. Chính mức độ không chắc chắn này đẩy các doanh nhân đến bờ vực.
7. Được biết đến cũng đã là một thành công
Hầu hết các doanh nhân vẫn là doanh nhân bởi vì họ đã không nhận được một lời đề nghị tốt. Nếu bạn nhận được một lời đề nghị việc làm gấp 4 lần thu nhập của bạn hiện tại, bạn vẫn sẽ tiếp tục chứ? Một số doanh nhân thậm chí hối tiếc vì đã từ chối một đề nghị nào đó.
Một trong những nhận thức tinh tế của các doanh nhân mọi thời đại là việc được biết đến cũng đã là một thành công. Hầu hết mọi người lý tưởng hoá về kinh doanh. Và sau đó, họ muộn màng nhận ra, được người ta biết đến cũng là một thành công rồi.
Được biết đến và trở lại làm nhân viên không phải là một điều xấu. Nhưng nhiều người không nhận ra điều đó cho đến khi mọi chuyện đã quá muộn. Một số người cuối cùng nhận ra được điều này, nhưng không có điều kiện thuận lợi bằng những người đã nhận ra nó sớm hơn.
Ngoài ra còn có thêm một số lý do khác khiến các doanh nhân quay trở lại làm nhân viên. Nhưng tôi hy vọng bạn đừng quá cứng đầu và phải gặp lại những bài học xương máu trên.
Theo: Nhịp sống kinh tế
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh doanh như Thế Giới Di Động: Thay đổi hay là chết?
Trong thời gian ngắn hạn gần đây, Thế Giới Di Động vật lộn với những thay đổi nhằm tạo doanh thu trong bối cảnh thị trường không dễ ăn như xưa, mặc dù họ đã có tầm nhìn dài hạn khi mở các chuỗi để kiếm tiền trong tương lai....