1.400 doanh nghiệp Nhật xem xét mở rộng sản xuất tại Việt Nam
Hơn 40% trong 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản được Jetro khảo sát đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) vừa công bố kết quả khảo sát thực hiện vào cuối năm ngoái, dựa trên phản hồi của 3.500 doanh […]
Hơn 40% trong 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản được Jetro khảo sát đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới.
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) vừa công bố kết quả khảo sát thực hiện vào cuối năm ngoái, dựa trên phản hồi của 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều tới việc sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
Kết quả cho thấy, 41% trong số này, tức khoảng 1.400 doanh nghiệp Nhật đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới, tăng 5,5 điểm phần trăm so với năm trước.
Nhà máy sản xuất điều hòa của thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. |
Trong khi đó, hơn 36% doanh nghiệp chọn Thái Lan (tăng 1,5 điểm phần trăm) và 48% doanh nghiệp cho biết họ sẽ thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc (giảm 7 điểm phần trăm).
Báo cáo cho biết, kể từ năm 2018, cuộc đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy đầu tư của các công ty Nhật Bản vào các quốc gia Đông Nam Á. Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc và mở rộng kinh doanh sang Đông Nam Á. Khoảng cách giữa số vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN và Trung Quốc tăng từ hơn 10 tỷ yen vào năm 2017 lên 20,4 tỷ yen vào năm 2019.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng mạnh. Khoảng 80% doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh ở nước ngoài dự báo doanh thu giảm trong năm nay, đồng thời làm giảm mạnh vốn đầu tư tại thị trường châu Á. Lượng đầu tư của Nhật Bản riêng tại khu vực Đông Nam Á đã giảm 35% trong 5 tháng đầu năm nay.
Gần đây, Nhật Bản cũng đang triển khai dự án đa dạng chuỗi cung ứng ASEAN nhằm tránh tập trung hoạt động sản xuất tại một quốc gia nhất định. Theo đó, hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp Nhật Bản vốn đang tập trung tại Trung Quốc sẽ được dịch chuyển một phần sang các nước ASEAN nhằm tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trước các biến động khó lường như Covid-19.
Chính phủ Nhật Bản sẽ lựa ra một số doanh nghiệp để hỗ trợ chi phí cho họ trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ kinh phí, chọn mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Nguồn: Theo VnExpress.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó...
Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng hơn 27 nghìn người
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này trong các KCN của tỉnh có hơn 174 nghìn lao động đang làm việc, tăng hơn 27 nghìn người so với thời điểm tháng 7 năm trước. Công nhân của Công ty...
Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI (MPI) – Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Ban Chỉ đạo xây...
Bắc Giang: 22 doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú
Thời gian qua, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa) phối hợp với chính quyền địa phương tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công...
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải...