Chiến lược chăn nuôi đến 2030: Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Ngành Chăn nuôi phải tái cơ cấu để tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định sinh kế cho nông dân, biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền.

Chủ trì Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2040 tổ chức ngày 15/9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhấn mạnh: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi để ngành thực sự có sức cạnh tranh và phát triển bền vững, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước. Chiến lược là công cụ rất quan trọng để kiểm soát phát triển.

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tập hợp ý kiến về Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2020-2030. 

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tập hợp ý kiến về Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2020-2030. 

Về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, trước hết, phải gắn với nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới, phải tính toán, dự báo nhu cầu thị trường, tránh đầu tư theo phong trào, thiếu chiến lược, thiếu kế hoạch. Chúng ta phải vừa dự báo vừa điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kịp thời để theo kịp diễn biến của thị trường.

“Phát triển ngành chăn nuôi phải bảo đảm năng suất, chất lượng gắn với bảo vệ môi trường, muốn vậy phải phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp hiện đại hóa, coi trọng chăn nuôi truyền thống. Phải phát triển mạnh các doanh nghiệp chăn nuôi, coi đây là động lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi, để liên kết trong chuỗi giá trị. Muốn vậy phải áp dụng khoa học kỹ thuật thật tốt, phát triển kinh tế tuần hoàn” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Xử lý chất thải chăn nuôi, không để ô nhiễm môi trường, biến chất thải chăn nuôi thành tiền là nhiệm vụ quan trọng trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Ảnh: Cục Chăn nuôi

Xử lý chất thải chăn nuôi, không để ô nhiễm môi trường, biến chất thải chăn nuôi thành tiền là nhiệm vụ quan trọng trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Ảnh: Cục Chăn nuôi

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, tái cơ cấu ngành chăn nuôi, ngoài đạt các mục tiêu về sản lượng thịt, trứng, sữa đã đề ra, không chỉ bảo đảm nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

"Ngành chăn nuôi tạo sinh kế cho 6-6,5 triệu hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Biến 100 triệu tấn chất thải thành tiền

Thông qua đổi mới và phát triển các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, đời sống người dân và hạ tầng khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra nhiều vấn đề: Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, công tác quản trị kém làm giảm năng suất và tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi; công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường vẫn còn nhiều bất cập nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ, nhiều dịch bệnh nguy hiểm chưa được thanh toán, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng và làm phát sinh nhiều chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi;

Nhiều cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cho cây trồng; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; nhiều vật tư chăn nuôi, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất chăn nuôi trong nước...“100 triệu tấn phế thải từ chăn nuôi, phải ra tiền chứ sao lại để ô nhiễm? Chúng ta hướng đến mục tiêu xuất khẩu, thì trước hết phải tự sửa làm thật tốt vấn đề này”- Bộ trưởng nêu câu hỏi.

 

Nguồn: Báo Bắc Giang - Theo Lao Động.

Các tin liên quan